Top 11 Các Loại Đệm Thông Dụng Trên Thị Trường
(1761 Lượt xem)Đệm ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe giấc ngủ. Mỗi loại đệm lại có những tính năng và công dụng khác nhau, mang đến cho người nằm những cảm nhận riêng. Tùy theo sở thích, tư thế ngủ mà bạn có thể lựa chọn cho mình chiếc đệm phù hợp. Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho bạn top 10 các loại đệm thông dụng 2021 – 2022.
Nội dung bài viết
1. Đệm cao su thiên nhiên
Không cần phải giới thiệu quá nhiều thì người tiêu dùng cũng biết đệm cao su thiên nhiên là dòng đệm cao cấp trên thị trường chăn ga gối đệm. Loại đệm này được làm từ chất liệu mủ cao su tự nhiên pha trộn với các thành phần phụ gia khác để sản xuất ra tấm đệm cao su thiên nhiên chất lượng nhất.
Thương hiệu đệm cao su nổi tiếng trên thị trường hiện nay có thể kể đến: Liên Á, đệm cao su Dunlopillo, Kymdan, Vạn Thành, Kim Cương, Dlasvish, Dreamland, Everon,…
Ưu điểm của đệm cao su thiên nhiên:
- Độ mềm mịn, đàn hồi và dẻo dai nổi bật hơn hẳn các dòng đệm khác.
- Độ bền cao từ 10 – 20 năm.
- Có khả năng nâng đỡ đường cong cơ thể theo dáng người nằm.
- Không làm lan truyền xung động khi trở mình, hạn chế ảnh hưởng đến người nằm bên cạnh.
- Đảm bảo độ an toàn và thân thiện với sức khỏe con người.
- Một số sản phẩm được thiết kế lỗ thông hơi giúp bề mặt đệm thoáng mát hơn.
Nhược điểm của đệm cao su thiên nhiên:
- Giá thành cao so với các loại đệm khác.
- Đệm cao su nặng, gây khó khăn cho việc vệ sinh và di chuyển.
2. Đệm cao su tổng hợp
Đệm cao su tổng hợp là dòng đệm phổ biến trên thị trường vì giá thành rẻ hơn cao su thiên nhiên. Thành phần của đệm bao gồm cả cao su thiên nhiên và hạt nhựa và được tổng hợp từ công nghiệp hóa dầu tạo nên tấm đệm cao su tổng hợp.
Các thương hiệu nổi tiếng về dòng đệm cao su tổng hợp hiện nay là: Liên Á, đệm dunlopillo.
Ưu điểm của đệm cao su tổng hợp:
- Độ bền sản phẩm cao, có khả năng chống xẹp lún.
- Có thể dùng được từ 10-15 năm.
- Khả năng nâng đỡ cơ thể tốt với tính đàn hồi cao, hỗ trợ tốt cho những người bị bệnh về xương khớp.
Nhược điểm:
- Độ thông thoáng và khả năng kháng khuẩn không tốt như ca su thiên nhiên.
- Tính thân thiện với môi trường và con người không được đánh giá cao.
3. Đệm cao su nhân tạo
Đây là dòng đệm có thành phần chính là nhựa PU tổng hợp từ Polyol và hỗn hợp các chất polymethylene, polyphenyl, isocyanate.
Ưu điểm:
- Có độ mềm mịn, độ đàn hồi và dẻo dai tốt.
- Được trang bị lỗ thông hơi để thoát nhiệt.
- Có khả năng hỗ trợ cho xương cột sống.
- Giá thành rẻ, phù hợp với nhiều khách hàng.
Nhược điểm:
Không sánh được với dòng đệm cao su thiên nhiên về độ đàn hồi, độ dẻo dai, tính thân thiện với sức khỏe con người.
4. Đệm lò xo
Đệm lò xo là dòng đệm cao cấp, rất phổ biến ở các nước phương Tây. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến thương hiệu đệm lò xo Dunlopillo – thương hiệu đến từ Anh Quốc. Sự khác biệt của các thương hiệu đệm lò xo là ở kỹ thuật sản xuất và số lượng lò xo trong mỗi tấm đệm.
Công nghệ sản xuất đệm lò xo rất phức tạp, cần nhiều nguyên vật liệu. Hiện nay có 2 loại đệm lò xo là đệm là xo liên kết và đệm lò xo túi độc lập.
Ưu điểm:
- Độ đàn hồi cao nhất trong các dòng đệm.
- Độ bền cao không kém gì đệm cao su thiên nhiên.
- Các lớp vật liệu lót và áo đệm cực kỳ cao cấp, tạo nên sự khác biệt hoàn toàn so với các dòng đệm khác.
- Tính thẩm mỹ cao, phong cách hiện đại.
- Được ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, hỗ trợ chăm sóc giấc ngủ cho người nằm.
Nhược điểm:
- Hay phải vệ sinh, xoay trở đệm thường xuyên để đệm được ổn định.
- Đệm lò xo rẻ tiền hay gặp các vấn đề về độ êm ái, dễ bị gãy lò xo.
5. Đệm bông ép
Mặc dù các dòng đệm khác có những ưu thế vô cùng riêng biệt về độ đàn hồi, độ bền nhưng đệm bông ép vẫn là một trong các loại đệm thông dụng được người tiêu dùng ưa chuộng dù các tiêu chí chăm sóc giấc ngủ kém hơn hẳn các dòng đệm khác.
Đó là bởi vì dòng đệm này có giá thành cực kỳ thân thiện với người tiêu dùng. Bất cứ khách hàng nào cũng có thể dễ dàng mua được chiếc đệm bông ép cho gia đình mình.
Thương hiệu nổi tiếng trong phân khúc đệm bông ép gồm có: Everon, Hanvico, Dreamland…
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ, hợp lý.
- Thiết kế gấp 3 mảnh, dễ dàng vận chuyển và bảo quản.
- Có độ êm ái, giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông.
- Rất bền và ít bị xẹp lún, cong võng.
Nhược điểm:
- Kém đàn hồi, không phù hợp với người thích nằm đệm êm.
- Tính thẩm mỹ không cao.
6. Đệm foam
Đệm foam là dòng đệm được làm bằng chất liệu bọt xốp, có khả năng đàn hồi rất tốt, nó được ứng dụng để làm ghế cho các phi hành gia. Đệm foam bao gồm: memory foam, PU Foam, HD Foam, HR Foam. Trong đó nổi tiếng phải kể đến đệm foam Nhật Bản Oyasumi.
Ưu điểm:
- Độ đàn hồi và êm ái tốt.
- Tải trọng nhẹ, dễ di chuyển, vệ sinh.
- Có khả năng nâng đỡ tối ưu cơ thể người nằm.
- Phân tán trọng lực đồng đều, mang đến sự thoải mái nhất.
- Độ bền cao trên 10 năm, không lo cong võng, xẹp lún đệm.
- Mang đậm phong cách Châu Á, phù hợp với các gia đình Việt.
Nhược điểm:
- Có nhiều loại với phân khúc giá đa dạng, dành cho cả khách hàng cao cấp, trung cấp và bình dân.
- Một số loại đệm có tuổi thọ không cao, không thân thiện với môi trường sống.
7. Đệm đa tầng
Đệm đa tầng được kết hợp nhiều lớp khác nhau để tạo ra đệm đa tầng. Thường là sự kết hợp của đệm lò xo và memory foam.
Ưu điểm:
- Khả năng làm mát cơ thể, không bị bí bách, hầm hập vào mùa hè.
- Hạn chế sự làn truyền khi cử động, không làm ảnh hưởng đến người nằm bên cạnh.
- Có sự nâng đỡ vững trái từ các cuộn lò xo. Lớp foam nhẹ nhàng ôm sát đường cong cơ thể.
- Đệm có độ bền cao, không bị xẹp lún, cong võng.
Nhược điểm:
- Giá thành cao.
- Khó khăn trong việc di chuyển.
- Có nhiều loại hàng giả kém chất lượng.
8. Đệm hơi
Đây là dòng đệm sử dụng không khí để tạo độ căng phồng và nâng đỡ cơ thể. Đệm có cấu tạo đơn giản, với một lớp vải phủ bên ngoài và một cấu trúc rỗng bên trong.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ.
- Thuận tiện trong quá trình di chuyển và làm vệ sinh.
- Có khả năng giữ nhiệt và cách nhiệt tốt.
- Có độ đàn hồi, tạo cảm giác thoải mái, êm ái khi nằm.
- Có thể gấp gọn và tiện mang theo khi đi dã ngoại.
Nhược điểm:
- Đệm có kích thước nhỏ, chỉ phù hợp cho 2 người nằm.
- Dễ bị hỏng và xì hơi khi tiếp xúc với vật sắc nhọn.
- Không thích hợp sử dụng vào mùa hè.
Tham khảo: Khách Sạn Thường Dùng Loại Đệm Nào? Đệm Lò Xo Hay Đệm Cao Su?
9. Đệm nước
Đệm nước là dòng đệm mới trên thị trường. Thành phần cấu tạo của dòng đệm này là nước, có tác dụng làm mát cơ thể bằng nước hoặc dung dịch làm mát.
Ưu điểm:
- Mang đến cảm giác mát mẻ vào những ngày hè.
- Có cảm giác bồng bềnh dễ chịu như nằm trên đệm lò xo.
- Giá thành phải chăng, không quá tốn kém.
- Dễ vệ sinh, làm sạch.
Nhược điểm:
- Dễ bị nhiễm lạnh.
- Lớp vỏ bọc không thấm hút tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Có thể gây nguy cơ phát triển xương không đồng đều ở trẻ nhỏ.
10. Đệm PE
Đệm PE có thành phần là Polyetylen. Đệm được sản xuất bằng công nghệ thổi khí gas và ép nhiệt để tạo thành tấm. Đệm có màu trắng, hơi trong và không dẫn điện, không cho nước và khí thấm qua. Đệm thường được may chần để tạo sự êm ái và thoáng mát.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ.
- Dễ dàng di chuyển,.
Nhược điểm:
- Không hấp thụ nhiệt nên gây bí nóng vào mùa hè.
- Đệm khá cứng, độ đàn hồi kém.
- Không đảm bảo an toàn sức khỏe, dễ bị xẹp lún.
11. Đệm mousse ép
Sử dụng mousse vụn và cao su vụn đem nghiền và đổ keo để tái chế, tạo thành khối sau đó cắt lớp tạo thành đệm.
Ưu điểm:
- Giá siêu rẻ.
- Giữ ấm khi nằm vào mùa đông.
Nhược điểm:
- Thẩm mỹ kém.
- Độ bền thấp.
- Dễ bị dã bởi khi tiếp xúc với chất lỏng.
Trên đây là top 10 các loại đệm thông dụng 2021 – 2022. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về các loại đệm để biết đệm nào tốt và đáng mua thì bài viết trên đây cực kỳ hữu ích cho bạn. Chúc bạn sớm tìm được chiếc đệm nằm ưng ý!
Nếu bạn cần tư vấn thêm về các sản phẩm đệm, hãy gọi ngay cho Dunlopillo Việt Nam qua Hotline: 0936 244 551, để lại số điện thoại nhận tư vấn hoặc nhắn tin qua Facebook để chúng tôi hỗ trợ bạn được nhanh nhất nhé.