8 điều thú vị giúp bạn hiểu về giấc ngủ

28 Tháng Mười Hai 2020  
Rate this post

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, khả năng làm việc, nhận thức, tâm lý và sự trường thọ của con người. Cuộc đời con người ⅓ thời gian dành để ngủ nhưng có những sự thật về giấc ngủ mà bạn vẫn đang lầm tưởng. Khám phá ngay những  điều thú vị giúp bạn hiểu về giấc ngủ. 

Nội dung bài viết

1, Smartphone làm “hỏng” giấc ngủ

Sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử trước khi đi ngủ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ bởi ánh sáng phát ra từ thiết bị điện có thể gây mất ngủ do có ngăn việc sản xuất hormone melatonin – làm bạn không còn buồn ngủ.

2, Giấc ngủ quan trọng cho trí tuệ cảm xúc

Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể bạn mệt mỏi, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc khiến bạn thường xuyên cáu gắt, stress, không tập trung vào công việc, làm việc kém hiệu quả. 

Theo kết quả nghiên cứu của Matthew Walker cho biết  “Hai phần ba người dân ở các nước phát triển không được ngủ đủ. Hoàn cảnh nghề nghiệp và xã hội dễ làm mất ngủ đối với những nghề như bác sĩ, nhân viên y tế, quân nhân hoặc những người mới làm cha mẹ…”.

3, Lầm tưởng bạn có thể ngủ ít hơn 7h/đêm

Các nhà khoa học khuyên rằng mỗi người nên ngủ 7-8 giờ/đêm để bảo vệ sức khỏe, nhưng bạn luôn ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm và không thấy mệt mỏi thì bạn là một trong số ít người hiếm có.  

4, Ngủ bù vào cuối tuần

Nhiều người cho rằng trong tuần họ thiếu ngủ có thể ngủ bù vào cuối tuần vào thứ 7, chủ nhật. Tuy nhiên, việc ngủ vào cuối tuần sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học của bạn, điều này sẽ khiến bạn khó ngủ hơn trong tuần. Nhưng nếu bạn quá thiếu ngủ, bạn có thể ngủ bù thêm vài tiếng đồng hồ. Nhưng đây không phải là biện pháp tốt lâu dài nên áp dụng. Việc xây dựng đồng hồ sinh học giấc ngủ đầy đủ và cố định mới là giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

5, Ngủ không đủ giấc dễ bị trầm cảm 

Kết quả của các nhà khoa học cho rằng những người thường xuyên thức khuya có khả năng gấp 3 lần gặp các triệu chứng của bệnh trầm cảm so với những người ngủ đủ giấc, ngay cả khi họ dành thời để ngủ bù. Ngoài ra việc thường xuyên đi ngủ muộn có thể làm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng và sức khỏe.

6, Ngủ giúp nhớ lại các hồi ức

Khi cơ thể nghỉ ngơi não bộ lại bận rộn củng cố và lưu giữ các ký ức. Khi bạn ngủ đủ giấc não bộ giúp chúng ta lưu giữ  kỷ niệm, mà còn cho phép chúng ta nhớ lại nó tốt hơn.

7, Giấc ngủ của tổ tiên không quá khác biệt với ngày nay

Bạn thường đặt ra câu hỏi với những người sống ở thời đại sẽ ngủ như thế nào khi thời đó chưa có các thiết bị điện tử. Theo nhà nghiên cứu J. Siegel của ĐH California, những người sống trong nền văn minh truyền thống cũng chỉ ngủ 7 – 8,5 giờ mỗi đêm – thời gian ngủ tương đương với người trong xã hội hiện đại.

Tuy nhiên, những người sống trong nền văn minh truyền thống sẽ không có hiện tượng bị mất ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ.

8, Ngủ tốt cho bộ nhớ và tránh bệnh Alzheimer

Các nhà khoa học tiếp tục phát hiện thêm nhiều bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ trong bộ nhớ. Chất lượng giấc ngủ thấp có thể gây “vấn đề” với bộ nhớ và một trong những nguyên nhân của bệnh Alzheimer. Ngoài ra các yếu tố như việc ngủ quá ít hay qúa nhiều, nhiệt độ phòng quá ấm mặc quá kín… đều không tốt cho sức khỏe. Giấc ngủ ngon, sâu giấc, ít mộng mị giúp bạn hồi phục sức khỏe, năng lượng sau một ngày dài. 

Hiện nay con người đã có thêm những thông tin hiểu về giấc ngủ nhưng vẫn còn nhiều những lầm tưởng chưa được giải đáp. Phần lớn những lầm tưởng này xuất phát từ việc không hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe của con người.