Biết tác hại của ngủ nướng, bạn sẽ không còn ngại dậy sớm
(1374 Lượt xem)Hầu hết chúng ta đều thích có thói quen ngủ nướng vào buổi sáng. Nhiều người còn cho rằng phải ngủ “đã mắt” thì mới tỉnh táo, tinh thần minh mẫn được. Tuy nhiên, nếu biết những tác hại của ngủ nướng, chắc rằng bạn sẽ không còn e ngại và khó chịu với việc dậy sớm hơn.
Mang “sứ mệnh” cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mọi nhà, Demdunlopillo gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến ngủ nướng. Hy vọng các bạn sẽ có lối sinh hoạt và nghỉ ngơi lành mạnh sau khi đọc bài viết này.
Nội dung bài viết
Tác hại của ngủ nướng không thể tránh khỏi
Nhiều người có thói quen ngủ nướng vào buổi sáng những ngày cuối tuần. Họ quan niệm rằng đây là món quà “tự thưởng” cho bản thân sau 1 tuần làm việc mệt mỏi. Thế nhưng, thói quen này vô cùng phản khoa học. Và dưới đây là những tác hại của ngủ nướng đã được khẳng định từ nhiều nghiên cứu chuyên môn.
Chóng mặt, đau đầu
Trái ngược với quan niệm cho rằng ngủ nướng buổi sáng sẽ giúp tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn, thực tế đã chứng minh rằng ngủ nướng quá nhiều khiến cho con người dễ bị đau đầu, chóng mặt.
Nguyên nhân được xác định là do dây dẫn truyền thần kinh bị tác động, làm suy giảm chức năng tiết ra Serotonin – chất có khả năng giữ trạng thái thăng bằng và thư giãn cho đầu óc.
Làm tổn thương hệ hô hấp
Không khí trong phòng ngủ vào buổi sáng khá ô nhiễm và ngột ngạt. Trải qua 1 đêm dài, căn phòng của bạn có sự tích tụ nhiều vi khuẩn, khí CO2 do đóng kín cửa, lưu thông không khí kém. Nếu bạn cố gắng ngủ nướng để “đã con mắt” thì nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, ho, cảm cúm…là rất cao.
Thực tế là có nhiều người đã phàn nàn rằng họ mệt mỏi, cảm thấy khó thở và bị nghẹt mũi khi ngủ dậy muộn vào buổi sáng. Vì thế, có thể khẳng định hệ hô hấp bị thương tổn là tác hại của ngủ nướng rất khó tránh khỏi.
Tăng nguy cơ béo phì
Nếu buổi tối bạn ăn nhiều, cơ thể thu nạp nhiều chất dinh dưỡng nhưng ngày hôm sau thay vì tập luyện, hoạt động để tiêu hao năng lượng dư thừa thì bạn lại ngủ nướng, thì béo phì sẽ là hệ quả tất yếu.
Khi bạn ngủ nhiều, hoạt động của các cơ quan bị đình trệ và gián đoạn, chất dinh dưỡng, độc tố không được hấp thụ hay đài thải kịp thời dẫn tới tích tụ thành mỡ thừa. Về lâu dài, cơ thể bạn chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì.
Xem thêm: Khám Phá Khung Giờ Làm Việc Của Cơ Quan Nội Tạng Trong Ngày
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tim của chúng ta thường đập rất nhanh khi cơ thể vận động. Vào thời gian này, cơ tim co bóp mạnh hơn, tuần hoàn máu được thúc đẩy. Trong khi đó, nếu bạn ngủ nướng quá lâu, nhịp tim, sự co bóp cơ tim sẽ bị hạn chế làm chậm quá trình tuần hoàn máu.
Hậu quả của tình trạng này là cơ thể dễ bị mắc các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch. Ngủ nướng không đồng nghĩa với “ngủ bù”, nếu lạm dụng nó, sức khỏe tim mạch của bạn chắc chắn bị ảnh hưởng.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Thói quen ngủ nướng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, những người có thời gian ngủ trên 9 giờ mỗi ngày dễ bị đột quỵ hơn so với những người có thói quen ngủ đủ giấc, từ 7 đến 8 giờ/ngày.
Chứng chán ăn cũng là 1 tác hại của ngủ nướng
Nằm ngủ nướng đến 9, 10 giờ sáng đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ bữa sáng. Thói quen này về lâu dài có thể gây ra chứng chán ăn, suy dinh dưỡng, đau bụng và cơ thể suy nhược.
Rất nhiều người thừa nhận rằng, sau khi ngủ 1 giấc dài dậy, họ không có hứng thú đối với việc ăn uống, thường sẽ bỏ bữa hoặc chỉ ăn uống qua loa.
Rối loạn đồng hồ sinh học
Việc ngủ nướng vào cuối tuần làm phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể trong suốt 1 tuần học tập và làm việc. Hệ quả tiêu cực của tình trạng này là sau khi tỉnh giấc, bạn sẽ thấy đau đầu, choáng váng, toàn thân uể oải thiếu sức sống.
Sự rối loạn đồng hồ sinh học có thể kéo dài tới vài ngày tiếp theo. Điều này khiến mọi hoạt động sinh hoạt của bạn thường ngày bị gián đoạn, làm ảnh hưởng chất lượng học tập và làm việc.
Tác hại của việc ngủ nướng
Giải pháp khắc phục tình trạng ngủ nướng
Vậy làm thế nào để giải quyết “êm đẹp” thói quen có hại này, hoặc làm sao để “thỏa hiệp” với cơ thể rằng dù bạn ngủ nhiều vẫn được khỏe mạnh? Bạn có thể tham khảo 1 số lời khuyên như dưới đây:
“Ăn gian” với trí não
Nếu bạn đã có 1 tuần làm việc khá mệt mỏi, căng thẳng và giấc ngủ 8 tiếng/ngày với bạn là không thể đủ, hãy ngủ nhiều hơn vào cuối tuần, nhưng đừng khiến trí não của bạn hiểu rằng bạn vẫn đang trong trạng thái ngủ ban đêm.
Bạn có thể đặt báo thức và thức dậy vào đúng giờ như thường. Sau khi ăn sáng nạp năng lượng, bạn có thể quay trở lại giường ngủ và thưởng cho mình 1 giấc ngủ ngắn từ 1 – 2 tiếng để khỏe khoắn hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Một nguyên nhân khá phổ biến của tình trạng ngủ nướng là do thói quen thức khuya và không thể dậy sớm vào sáng hôm sau. Bạn cần tập thay đối thói quen sinh hoạt thiếu khoa học này để mọi bộ phận trong cơ thể được “làm việc” đúng giờ, nghỉ ngơi đúng giấc.
Thời gian đầu, bạn có thể ngủ sớm hơn từ 30 phút đến 1 tiếng. Dần dần, hãy tăng thời gian ngủ sớm cho đến khi bạn quen với giờ giấc sinh hoạt mới lành mạnh hơn.
Đầu tư đồ nội thất phòng ngủ
Nếu bạn thường xuyên phải ngủ nướng vì đêm hôm trước khó ngủ, rất có thể bạn không cảm thấy thoải mái với chiếc giường quen thuộc của mình. Hãy làm mới chúng bằng cách đầu tư nội thất chất lượng hơn.
Một tấm đệm êm ái, kết hợp với gối đầu, gối ôm và các phụ kiện hỗ trợ giấc ngủ sâu như mặt nạ bịt mắt, bông bịt tai chống ồn, tinh dầu thơm…sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và không cần phải ngủ bù vào sáng hôm sau.
Kết luận
Hãy có trách nhiệm hơn với sức khỏe của chính bản thân mình. Demdunlopillo.com.vn vừa chia sẻ cho bạn đọc những tác hại của ngủ nướng và gợi ý giải pháp khắc phục hiệu quả. Chúc các bạn có lối sống lành mạnh, tích cực hơn, bắt đầu từ việc dùng đệm êm, ngủ đúng giấc!