Khám phá khung giờ làm việc của cơ quan nội tạng trong ngày

5 Tháng sáu 2021  
3.5/5 - (4 bình chọn)

Rất nhiều người không ngờ đến rằng cơ thể mình cũng làm việc theo giờ. Có thể xem mỗi cá nhân là một bộ máy với lục phủ ngũ tạng hoạt động liên tục tạo nên thể thống nhất. Tuy nhiên, mỗi cơ quan sẽ có khung giờ làm việc nhất định.

Cùng khám phá khung giờ làm việc của cơ quan nội tạng trong 1 ngày để biết nguồn căn những thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Thông tin trong bài viết này được tổng hợp dựa trên nhiều nghiên cứu y học, mời bạn đọc tham khảo.

Nội dung bài viết

Khung giờ làm việc của cơ quan nội tạng


Dưới đây là thời gian biểu bài độc của các cơ quan nội tạng đã được giới y khoa nghiên cứu và xác nhận. Cùng xem trong 24 giờ của ngày, cơ thể bạn trải qua những công đoạn “làm sạch” nào nhé.

khung giờ làm việc của cơ quan nội tạng 2

Gời làm việc của cơ quan nội tạng

Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng

Đây là thời gian đại tràng bài độc. Hãy cố gắng bài xuất độc tố trong khung giờ này để đại tràng bài độc thuận lợi và hồi phục tốt.

Nếu tích tụ độc tố quá lâu và nhiều, đại tràng không bài độc kịp có thể khiến cho da mọc mụn, tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng. Lời khuyên cho bạn là hãy ăn nhiều thực phẩm có chất xơ. Hãy cố gắng duy trì thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng để đại tràng “được làm việc” đúng khung giờ của mình.

Từ 7 giờ đến 9 giờ

Đây là khung giờ dạ dày bài độc. Vào thời gian này, các hoạt động trao đổi chất, tiêu hóa, vận chuyển thức ăn được dạ dày thực hiện liên tục, đồng đều.

Để tăng “sức đề kháng” cho cơ quan này hoạt động hiệu quả, bạn nên ăn 1 số loại thực phẩm bổ dưỡng như cà rốt, hạt óc chó, đậu phộng, nước hồng trà mật ong. Tâm trạng không tốt, căng thẳng stress có thể kích thích xấu đến dạ dày. Vì thế, hãy cố gắng suy nghĩ mọi chuyện tích cực và sinh hoạt lành mạnh.

Xem thêm: Não Bộ Làm Gì Khi Ngủ – Có Thể Bạn Chưa Biết

Từ 9h sáng đến 11 giờ

Đây là giờ làm việc của Tì (lá lách). Cơ quan này có chức năng chính là tiêu hóa, hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác. Tì khỏe mạnh có ảnh hưởng tốt đến làn da của chúng ta, giúp da dẻ luôn hồng hào, sáng mịn.

Tì rất dễ bị “tổn thương” nếu bạn làm việc quá sức, suy nghĩ căng thẳng liên tục trong thời gian dài. Vì vậy, hãy xoa dịu nó bằng những bản nhạc nhẹ nhàng, đặc biệt là dòng nhạc ballad không lời.

Từ 11 giờ đến 13 giờ

Đây là khung giờ bài độc của tim. Trái tim là cơ quan trung tâm trong cơ thể, vào thời gian này sẽ đập nhanh nhất. Vì thế, các bác sĩ khuyên chúng ta tuyệt đối không nên vận động mạnh vào khung giờ này để trái tim được nghỉ ngơi.

Quả nhãn được đánh giá là thực phẩm có lợi nhất cho sức khỏe của tim. Vì thế bạn có thể bổ sung các thực phẩm từ loại quả này.

Từ 13 giờ đến 17 giờ

Đây là thời gian bài độc của ruột non và bang quang. Trong khung giờ này, bạn cần uống nhiều nước để duy trì khả năng hoạt động của ruột non.

Bộ phận này sẽ đưa nước tiểu đến bàng quang, chất thải đến đại tràng và chuyển những chất có lợi cho cơ thể đến lá lách. Nếu lượng nước được cung cấp không đủ, ruột non sẽ không phân loại chính xác và kịp thời, dẫn tới sự trì trệ trong hoạt động bài độc của bàng quang cũng như tiếp nhận chất dinh dưỡng của các cơ quan khác.

Từ 17 giờ đến 19 giờ

Đây là thời gian làm việc của thận. Nếu bạn có kế hoạch tập luyện thể thao, hãy thực hiện trong thời gian này để giúp thận bài độc nhanh hơn. Thực phẩm tốt cho thận mà bạn nên ăn là rong biển, mộc nhĩ đen.

Từ 19 giờ đến 21 giờ

Đây là khung giờ màng tim bài độc. Vào thời gian này, huyết dịch tuần hoàn mạnh nhất, bạn nên vỗ nhẹ vào vị trí màng ngoài tim. Hành động này giúp việc bài độc của cơ quan diễn ra tốt hơn.

Sẽ ra sao nếu hoạt động trong khung giờ làm việc của cơ quan nội tạng này không diễn ra thuận lợi? Bạn sẽ rơi vào tình trạng khó ngủ, nhói lồng ngực.

Cách tốt nhất là sử dụng đệm đàn hồi như đệm cao su hoặc đệm lò xo, tính êm và dẻo dai của đệm giúp cơ thể được thư giãn tốt, giúp cho việc bài xuất độc tố ở màng tim được thuận lợi hơn.

Từ 21 giờ đến 23 giờ

Đây là khung giờ làm việc của tuyến hạch và hệ thống nội tiết. Bạn không nên để bản thân suy nghĩ, làm việc căng thẳng trong thời gian này. Bên cạnh đó, hãy xoa bóp cơ thể nhẹ nhàng để tuyến hạch bài độc suôn sẻ, hiệu quả hơn.

Từ 23 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau

Đây là thời gian bài độc của túi mật, gan và phổi. Quy trình làm việc của 3 cơ quan này sẽ diễn ra vào lúc chúng ta ngủ. Vì thế, hãy đầu tư nội thất chất lượng để ngủ ngon, giấc ngủ sâu tạo điều kiện cho cơ thể “yên tâm làm việc”.

2. Nắm bí quyết dưỡng sinh nội tạng khỏe mạnh


Khung giờ làm việc của cơ quan nội tạng có thể khiến chúng ta bị “nhiễu loạn” và không biết nên sinh hoạt, ăn uống như thế nào tốt nhất. Các chuyên gia đã bật mí một số bí quyết dưỡng sinh cho nội tạng luôn khỏe mạnh. Cụ thể:

khung giờ làm việc của cơ quan nội tạng

Bí quyết chăm sóc ngũ tạng bằng thực phẩm

– Không ăn đồ ăn quá mặn, thực phẩm chứa nhiều muối để tránh tình trạng tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

– Không hút thuốc, tránh xa những nơi có khói thuốc, khói lửa để bảo vệ phổi khỏi tổn thương.

– Giữ ấm cho cơ thể vào ngày lạnh, đặc biệt là thời điểm giao mùa thu sang đông và đông sang xuân. Việc này nhằm bảo vệ dạ dày khỏi nguy cơ bị viêm loét.

– Không nên ăn quá nhiều thịt cá để hạn chế tình trạng thừa protein gây tổn thương cho thận.

– Hấp thụ chất béo quá nhiều thật sự là “con dao” hủy hoại gan, khiến gan bj nhiễm mỡ nghiêm trọng.

– Hấp thụ quá nhiều đường dẫn tới tình trạng mất cân bằng axit mật, lecithin và cholesterol trong túi mật, tạo sỏi mật.

– Tuyệt đối không cố gắng nhịn tiểu, điều này dẫn tới viêm bàng quang. Trên thực tế đã có trường hợp người bị vỡ bàng quang suýt chết do nhịn tiểu quá lâu.

Kết luận


Nắm được khung giờ làm việc của cơ quan nội tạng giúp chúng ta thay đổi tích cực thói quen sinh hoạt. Hy vọng bài viết của Demdunlopillo.com.vn đã giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về cơ thể và biết cách chăm sóc bản thân lành mạnh để khỏe hơn theo từng ngày.