Buổi tối nên ngủ lúc mấy giờ là hợp lý và có lợi cho sức khỏe?

30 Tháng Sáu 2021  
4/5 - (1 bình chọn)

Nhiều người có nhịp sinh học rối loạn trong thời gian dài khiến thể chất suy giảm và ảnh hưởng không hề nhỏ đến đời sống sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này, việc đầu tiên các bạn cần thay đổi là thời gian ngủ hàng ngày. Vậy ngủ lúc mấy giờ là hợp lý?

Vậy buổi tối nên ngủ lúc mấy giờ là hợp lý nhất, có lợi cho sức khỏe nhất? Thông tin trong bài viết này được Demdunlopillo tổng hợp từ nhiều dữ liệu nghiên cứu khoa học uy tín, mời các bạn theo dõi.  

nên ngủ lúc mấy giờ

Nội dung bài viết

1. Buổi tối nên ngủ lúc mấy giờ?


Chế độ ngủ nghỉ tốt, khoa học giúp cho các cơ quan, bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt, hiệu quả thúc đẩy tâm trạng của chúng ta tốt hơn, tinh thần minh mẫn tỉnh táo trong mọi việc. Vì vậy để cải thiện nhịp sinh học theo hướng tích cực, bạn cần lắng nghe phân tích và lời khuyên từ giới chuyên môn.  

1.1 Chia sẻ của chuyên gia

Hiệp hội Giấc ngủ tại Anh (Sleep Council) ủng hộ khoảng thời gian ngủ vào 22h – 23h đêm mỗi ngày. Đại diện hiệp hội cho biết, đây là thời điểm lý tưởng bởi thân nhiệt và hormone gây căng thẳng cortisol bắt đầu giảm. Lúc này, não cũng tiết hormone gây ngủ Melatonin giúp bạn dễ ngủ hơn.

Tiến sĩ Nerina Ramlakhan (London, Anh) thông qua các hội thảo về giấc ngủ đã chia sẻ rằng, khoảng thời gian 90 phút trước 12h đêm là giai đoạn giấc ngủ phát huy tốt nhất vai trò tái tạo của mình. Lúc này, cơ thể được trẻ hóa ở mọi khía cạnh từ thể chất cho tới cảm xúc, tinh thần.

Xem thêm: Tại Sao Phòng Ngủ Có Bụi? Cách Xử Lý Như Thế Nào?

1.2 Thời gian ngủ tốt nhất là 22h đêm

Một nghiên cứu về giấc ngủ vào năm 2018 đã chỉ ra rằng 22h đêm là thời gian lý tưởng để chìm vào sự nghỉ ngơi. Đây là khoảng thời gian mà “lục phủ ngũ tạng” giảm hoạt động về quay về trạng thái nghỉ ngơi.

Nếu bạn thức và còn làm việc, suy nghĩ trong giai đoạn này sẽ khiến các cơ quan quá tải, hoạt động không hiệu quả. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng những rắc rối sức khỏe gây ra bởi nhịp sinh học đều xuất phát từ việc chúng ta ngủ sai khung giờ tốt nhất.

Vì vậy, hãy “ngả lưng” thư giãn từ khoảng 21h30p, nghe nhạc thư giãn và “giảm tốc” dần để cơ thể chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên lúc 22h và bắt đầu quá trình phục hồi các chức năng.

nên ngủ lúc mấy giờ 3

2. Ngủ đúng giờ có lợi như thế nào cho sức khỏe?


Sau khi biết nên ngủ lúc mấy giờ tối hàng ngày, chúng ta nên dần dần tuân thủ đúng giờ đó để tạo nhịp sinh học ổn định cho cơ thể khỏe mạnh.

Khoa học đã chứng minh rằng ngủ đúng giờ rất có lợi cho sức khỏe con người. Cụ thể:

2.1 Giúp bạn cải thiện trí nhớ

Khi chúng ta ngủ, não bộ thực hiện chức năng hình thành và tạo mạng lưới ký ức mới từ việc tổng hợp, xử lý thông tin trong suốt một ngày. Vì thế nếu bạn ngủ vào thời gian hợp lý và ngủ đủ giấc thì trí nhớ sẽ được cải thiện rõ rệt.

2.2 Tăng khả năng sáng tạo

Trong suốt thời gian bạn ngủ, não sẽ sắp xếp lại toàn bộ thông tin, chuỗi sự kiện, hành động hoặc kiến thức mà bạn đã tiếp nhận để giúp bạn nảy ra những sáng kiến mới phục vụ cho công việc và các hoạt động trong ngày tiếp theo.

2.3 Gia tăng tuổi thọ

Ngủ không đủ giấc hoặc lạm dụng thời gian ngủ quá đà, ngủ nướng đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của bạn.

Một nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, những người có thời gian ngủ ít hơn 5 giờ mỗi tối sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn những người khác. Vì vậy, không chỉ ngủ đúng giờ, bạn còn phải ngủ đủ giấc.

Tham khảo: Phòng Ngủ Có Mùi Hôi? Hãy Áp Dụng Ngay 10 Mẹo Khử Mùi Này!

2.4 Giảm stress, điều trị chứng trầm cảm

Khi bạn ngủ đúng giờ, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng thành công giúp bạn tỉnh dậy trong trạng thái sảng khoái, minh mẫn. Điều này có giá trị tích cực trong việc điều trị cải thiện chứng trầm cảm, giảm căng thẳng, nhất là ở phụ nữ sau sinh.

3. Sẽ ra sao nếu chúng ta ngủ sau 22h?


Nhịp sống bận rộn, căng thẳng, áp lực với nhiều vấn đề khiến nhiều người trong số chúng ta khó lòng nhắm mắt nghỉ ngơi vào đúng 22h mỗi ngày. Nhiều bạn còn quyết định thức xuyên đêm làm việc và nghĩ rằng ngày hôm sau sẽ ngủ bù để cơ thể chóng khỏe trở lại.

Đây là tư tưởng sai lầm, có thể “giết chết” chính chúng ta một cách từ từ cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy chính xác nếu đi ngủ sau 22h sẽ có những hệ quả nghiêm trọng nào?

3.1 Gia tăng nguy cơ béo phì

Càng thức khuya, nguồn năng lượng của bạn sẽ càng cạn kiệt nên bạn dễ bị đói và phải ăn uống để “khỏa lấp” sự thiếu hụt này.

Tuy nhiên, nguồn năng lượng được tiếp tế vào thời điểm này rất khó tiêu hóa bởi đây là thời gian các cơ quan tạm ngưng làm việc. Các chất dinh dưỡng tích tụ lâu ngày không được xử lý kịp thời vì quá tải dẫn tới tình trạng béo phì, nguy hiểm hơn là các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường…

3.2 Tăng nguy cơ phát triển các mầm mống gây ung thư

Ngủ muộn khiến chúng ta dễ mắc các chứng rối loạn nội tiết tố và có nguy cơ bị trầm cảm, suy giảm chức năng thần kinh.

Sự rối loạn này khiến hoạt động của các tế bào cũng bị rối loạn theo, thậm chí xuất hiện tình trạng đột biến tạo hiệu ứng xấu, là mầm mống gây ra bệnh ung thư.

4. Kết luận


Câu trả lời được nhiều nhóm chuyên gia ủng hộ trong vấn đề “Nên ngủ lúc mấy giờ” là 22h đêm. Nếu bạn đang chưa quen với việc thay đổi nhịp sinh học lành mạnh này, cách tốt nhất là chọn tấm đệm chất lượng như đệm Dunlopillo để cơ thể được thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ nhé.