Tư vấn: Cách khử mùi khai nước tiểu trên nệm hiệu quả 100%

29 Tháng Tám 2022  
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đang tìm kiếm “cách khử mùi khai trên nước tiểu nệm“, tuy nhiên trên internet có tư vấn nhiều cách khác nhau nhưng không hoặc kém hiệu quả. Và nhiều trường hợp nệm vị ố vàng, tích tụ vi khuẩn. Vậy làm thế nào để khử mùi khai trên nệm một cách đơn giản và sạch 100% hãy tham khảo ngay bài tư vấn từ Dunlopillo nhé.

Nội dung bài viết

1. Cách khử mùi khai nước tiểu trên nệm


Để khử mùi khai trên nệm thì có 2 phương án khả thi nhất đó là cần tách nước tiểu ra khỏi nệm(hiểu đơn giản như chúng ta loại vết bẩn, mồ hồi khi giặt quần áo vậy). Hoặc là sử dụng hóa chất nào đó để biến đổi thành phần amoniac trong nước tiểu khiến chúng hết mùi khai.

Khử mùi khai nước tiểu trên nệm
Khử mùi khai nước tiểu trên nệm

Vậy trong 2 cách này nên chọn cách nào? Trên thực tế để làm sạch triệt để thì nên chọn cách tách nước tiểu trên nệm, cách thứ 2 là sử dụng hóa chất biển đổi thành phần amoniac thì dễ làm hơn, nhưng kém hiệu quả hơn một chút.

2 cách làm này áp dụng hiệu quả đối với cả mùi khai lâu ngày trên nệm.

1.1 Cách cử mùi khai bằng cách tách nước tiểu ra khỏi nệm

Bước 1: Chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng cần thiết để làm sạch: Khăn sạch, một chậu nước, 1 bàn chải đánh răng(hoặc mút chà mềm rửa bát), găng tay, một chút nước giặt, máy sấy tóc(hoặc quạt), baking soda(dễ dàng mua tại các cửa hàng tiện lợi hoặc online).

>>> Mua baking soda trên shopee với giá từ 20 – 35.000đ/1 hộp 454gam >>>tại đây<<<.

(Câu hỏi: Sử dụng nước giặt có ảnh hưởng tới nệm hay không. Câu trả lời: Hiện nay các loại nước giặt đa phần rất thân thiện với các chất liệu vải, chất liệu nệm cũng vậy). Trừ một số loại nệm đặc thù nào đó, bạn có thể hỏi nhà sản xuất.

Bước 2: Khoanh vùng trẻ tè dầm, dọn dẹp các đồ dùng ra chỗ khác để thuận tiện làm sạch.

Bước 3: Pha 5 – 10ml nước giặt với 200ml (0,2 lít) nước vào bình xịt, ca, cốc hoặc bát tùy chọn. Nếu có bình xịt thì bạn xịt dung dịch nước giặt, nếu dùng khăn thì thấm dung dịch nước giặt và lau toàn bộ lên bề mặt đã khoanh vùng.

Phun dung dịch nước giặt vào vùng nệm bị nước tiểu và mùi khai
Phun dung dịch nước giặt vào vùng nệm bị nước tiểu và mùi khai

Dùng nhiều hay ít dung dịch tùy vào độ thấm sâu hay nông của nước tiểu vào nệm. Theo tính toán của chúng tôi đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 2 tuổi thì nước tiểu thường thấm vào nệm khoảng 2 – 4cm.

Sau đó dùng bài chải đánh răng chà theo vòng tròn toàn bộ vùng bị nước tiểu thấm. Nếu nước tiểu nhiều bạn khi chà nên lâu hơi một chút. Mục đích của việc này là hòa tan nước tiểu trong nệm vào dung dịch nước giặt.

Bước 4: Nếu nhà bạn có máy hút bụi có thể hút nước thì quá tuyệt vời, bạn sử dụng máy hút bụi, thay chế độ và đầu hút nước hút hết dung dịch nước giặt ra khỏi nệm.

Nếu không có gì có thể hút được nước ra thì bạn hãy dùng khăn khô, thấm liên tục để loại bỏ hỗ hợp chất bẩn ra khỏi nệm.

Thực hiện 2 lần bước 3 và 4.

Sau đó thay dung dịch nước giặt bằng nước sạch và thực hiện lại 2 lần bước 3 và 4. Mục đích của cách làm này để loại bỏ hoàn toàn hỗn hợp dung dịch nước giặt và nước tiểu ra khỏi nệm.

Bước 5: Dùng máy sấy chế độ thổi gió(không nên để chế độ nóng cao) thổi nệm còn vừa hơi ẩm một chút, không nên thổi khô hoàn toàn.

Bước 6: Dùng bột baking soda rắc lên vùng vừa làm sạch, tùy vùng bị nước tiểu nhiều hay ít, bạn có thể dùng khoảng 50 – 100g là đủ.

Sử dụng baking soda rắc lên nệm nhằm khử mùi khai và hút ẩm
Sử dụng baking soda rắc lên nệm nhằm khử mùi khai và hút ẩm

Baking soda thực chất là natri bicacbonat  vừa có tác dụng hút ẩm vừa khử mùi khai. Thành phần gây mùi khai trên nệm là amoniac, khi 2 chất này tiếp xúc với nhau sẽ sinh ra phản ứng tạo thành muối amoni không mùi.

Để qua đêm hoặc nửa ngày sau đó bạn dùng máy hút bụi, hút hết baking soda ra khỏi nệm.

1.2 Sử dụng hóa chất chung hòa amoniac để khử mùi khai

Theo khuyến nghị của các chuyên gia thì khi khử mùi khai của amoniac trong gia đình nên dùng baking soda(natri bicacbonat), axit axetic(thành phần chính của dấm ăn ngoài nước). 

Vì 2 chất này sẽ phản ứng hóa học với amoniac(thành phần tạo mùi khai) tạo thành muối amoni không mùi.

Tuy nhiên khi sử dụng vệ sinh hoặc làm sạch nệm cao su, nệm foam, lò xo cao cấp(nệm lò xo cao cấp thường có lớp foam, cao su ở phần pillow top) thì bạn không nên sử dụng dấm, chanh hay các dung dịch có chứa axit.

Khi tiếp xúc với thành phần có axit sẽ gây ra phản ứng hóa học, khiến foam hoặc cao su bị đổi màu và giảm độ bền do cấu trúc bị phá vỡ.

Chính vì vậy bạn chỉ nên dùng baking soda để khử mùi và cách thực hiện như sau:

Khử mùi khai trên nệm bằng baking soda
Khử mùi khai trên nệm bằng baking soda

Bước 1: Chuẩn bị baking soda(có thể mua tại tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi hoặc online).

Bước 2: Dọn dẹp sạch sẽ giường chỉ để lại nệm.

Bước 3: Rắc baking soda lên khu vực cần làm sạch hoặc toàn bộ nệm để khoảng 1 ngày,

Bước 4: Dùng máy hút bụi hút toàn bộ nệm nhằm loại bỏ baking soda ra khỏi nệm.

Nếu bạn cẩn thận hơn một chút có thể thực hiện thêm 2 bước tiếp theo.

Bước 5: Dùng cồn 90 độ, đổ bảo bình xịt, xịt xung quanh vùng bị nước tiểu sao cho vừa ẩm(cồn có tác dụng khử trùng và làm sạch khá tốt).

Bước 6: Dùng máy sấy tóc, sấy chế độ thổi gió hết một lượt sao cho vùng nệm khô hoàn toàn. Do cồn có tính bay hơi nhanh, nên khi cồn bám vào sợi vải và thổi khô sẽ kéo theo mùi khai, mùi hôi khác.

2. Vệ sinh khi trẻ nôn trớ ra nệm


Khi trẻ nôn, trớ ra nệm, điều đầu tiên cần làm đó là ổn định trẻ, sau đó đi găng tay, dùng khăn và túi nilon loại bỏ thật nhanh chất nôn hoặc nước ra khỏi nệm.

Vệ sinh trẻ nôn trớ trên nệm(Ảnh Wiki How))
Vệ sinh trẻ nôn trớ trên nệm(Ảnh Wiki How))

Tránh dung dịch nôn thấm sâu vào bên trong khiến việc vệ sinh lâu hơn và khó khăn hơn.

Sau đó thực hiện làm sạch tương tự cách tách nước tiểu ra khỏi nệm, tuy nhiên chỉ cần thực hiện bước 1 – 5, không cần thực hiện bước 6.

3. Một số lưu ý khi sử dụng nệm mà có trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ


Khi nhà có trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh thì việc trẻ tè dầm hoặc nôn trớ ra nệm thì không thể tránh khỏi. Chính vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn một số phương án dự phòng trước theo khuyến nghị của chúng tôi như sau:

Nhà có trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh nên dùng topper nệm hoặc tấm bảo vệ nệm
Sử dụng tấm bảo vệ nệm hoặc topper nệm giúp hạn chế trẻ tè dầm, nôn trớ hiệu quả
  • Sử dụng tấm bảo vệ nệm, toper nệm có tác dụng tạo thêm sự êm ái khi nằm nệm, bảo vệ nệm khỏi các trường hợp như trẻ tè dầm, nôn trớ,… Khi sảy ra vấn đề bạn chỉ cần tháo chúng ra đi vệ sinh là được.
  • Nhiều người sử dụng ga chống thấm, tuy nhiên khi sử dụng ga chống thấm nằm rất là bí, ở trên thì điều hòa hoặc quạt nhưng ở dưới vẫn nóng, trẻ ra mồ hôi rồi thấm ngược lại rất dễ gây cảm hoặc ốm.
  • Nếu như không sử dụng tấm bảo vệ nệm hoặc topper nệm thì bạn cần chuẩn bị sẵn các phương án giải quyết nhanh khi trẻ tè dầm hoặc nôn trớ ra nệm.
  • Khi trẻ tè dầm thì cần vệ sinh sạch sẽ, nhiều cha mẹ thường xử lý nhanh bằng xịt nước hoa vào, điều này là không nên vì mùi khai thì không hết mà sẽ dần dần tích tụ vi khuẩn gây hại cho bé.
  • Luôn giữ cho giường khô ráo sạch sẽ, tránh vi khuẩn hoặc nấm mốc phát triển, giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
  • Nên thay ga giường ít nhất 3 ngày/1 lần.

4. Lời kết


Trên đây là những chia sẻ về cách khử mùi khai, trẻ nôn trớ trên nệm triệt để, hiệu quả 100%, dễ thực hiện. Các bạn hãy bỏ túi ngay cho mình những bí quyết này để chiếc nệm nói riêng và căn phòng ngủ nói chung luôn sạch sẽ và thơm tho nhé.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về các sản phẩm nệm hãy gọi cho Dunlopillo qua Hotline: 0936 244 551, để lại số điện thoại, nhắn tin qua Facebook giúp chúng tôi hỗ trợ bạn được nhanh nhất nhé.