Đệm Cao Su Có Phơi Nắng Được Không?

26 Tháng Ba 2022  
Rate this post

Đệm cao su có phơi nắng được không? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra vì hiện nay, đệm cao su là sự lựa chọn phổ biến của đông đảo người tiêu dùng Việt. Đệm cao su có khả năng hỗ trợ tuyệt vời, có độ bền kéo dài đến hơn 20 năm. Gấp đôi tuổi thọ của một tấm đệm thông thường.

Nhưng để đệm cao su có độ bền cao thì bạn cũng cần phải có một chút cố gắng bằng cách chăm sóc nó đúng cách.

Đệm cao su có phơi nắng được không?


Hầu hết các mặt hàng đều được ghi bảo quản tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Điều này cũng đúng đối với đệm cao su.

Xem thêm: Đệm cao su Dunlopillo Cao Cấp Giảm 25% + Quà | Dunlopillo Miền Bắc

Các tia UV từ ánh sáng mặt trời có thể dễ dàng làm hỏng mủ cao su và làm cho vật liệu bị biến chất và vỡ vụn. Sức nóng của tia cực tím từ ánh sáng mặt trời có thể làm cho cấu trúc tế bào của đệm dần bị vỡ và làm biến màu đệm.

Đệm cao su phơi nắng có được không

Tia UV trực tiếp từ ánh nắng mặt trời có thể làm hỏng chiếc đệm cao su của bạn

Lưu ý: Nếu phải phơi đệm, hãy đảm bảo rằng bạn đặt đệm ở nơi có luồng gió tốt và tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt nó dưới ánh nắng mặt trời, tốt nhất bạn nên sử dụng một tấm che kín đệm. Đó là cách lý tưởng nhất để có thể giảm thiểu tác hại từ tia cực tím lên đệm cao su.

Cách làm khô đệm cao su đúng cách?


Loại bỏ độ ẩm: Sử dụng khăn khô và lau sạch khu vực bị ướt.

Xử lý mọi vết bẩn: Nếu đệm của bạn bị ướt do các chất dịch cơ thể như nước tiểu, máu thì bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng dành cho đệm như oxy già và nước rửa bát. Lấy bàn chải đánh răng chải vào vết bẩn và sau 5 phút dùng khăn ẩm mát lau sạch.

Làm khô vết ẩm nhỏ bằng máy sấy tóc: Nếu chỉ có một lượng chất lỏng dính trên đệm giống như làm đổ cốc nước thì bạn có thể nhanh chóng làm khô đệm bằng máy sấy tóc. Hướng máy sấy tóc vào chỗ bị ướt và sử dụng chế độ cài đặt ấm, không nóng. Giữ cho máy sấy tóc di chuyển để có kết quả tốt nhất.

Sử dụng máy hút chất lỏng nếu đệm bị ướt diện rộng: Nếu như đệm bị ướt là do mưa từ cửa sổ hắt vào thì bạn có thể bật máy hút bụi để hút các chất lỏng trên đệm.

Phơi phóng: Nếu tình trạng ướt đệm khá nặng thì bạn có thể mang đệm ra ngoài trời để hong khô nhưng nên nhớ là trải một tấm nhựa hoặc một tấm chăn bên trên đệm để ngăn tia UV phá hủy cấu trúc đệm cao su.

Cung cấp nhiều không khí lưu thông nếu bạn làm khô trong nhà: Hãy mở càng nhiều cửa sổ càng tốt để không khí di chuyển xung quanh đệm. nếu cả 2 mặt đệm đều bị ướt thì bạn hãy dựng nó ở một đầu và tựa vào bề mặt rắn để không khí có thể lưu thông tự do xung quanh nó. Hãy mở thêm quạt, máy hút ẩm. Hướng quạt vào đệm để gia tăng lưu thông không khí.

Rắc baking soda lên đệm: Bột baking soda có thể hút hết hơi ẩm còn sót lại trên đệm cũng như loại bỏ mùi khó chịu từ chiếc đệm bị ướt. Sau ít nhất 30 phút, hãy hút baking soda ra khỏi đệm. Mặc dù bạn có thể để 24h nhưng nếu bạn đang vội thì có thể làm luôn. Lặp lại như vậy ở cả 2 mặt đệm. 

Sử dụng tấm bảo vệ đệm không thấm nước: Để ngăn các sự cố nước thấm vào đệm, bạn hãy sử dụng tấm bảo vệ đệm để không phải lo lắng về việc đệm bị ướt một lần nữa. 

Đệm cao su phơi nắng có được không 2

Cách xử lý đệm cao su bị ướt đúng cách

Vậy là bạn đã biết đệm cao su có phơi nắng được không và cách để làm khô đệm khi gặp các sự cố làm ẩm ướt đệm. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích.