Đệm Cao Su Non Bị Lún: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

5 Tháng Tư 2022  
5/5 - (1 bình chọn)

Đệm cao su non có khả năng đàn hồi và tạo nét theo hình dáng cơ thể khi chúng ta nằm trên nó. Tuy nhiên nhiều người lo lắng đệm cao su bị lún. Để hiểu chính xác về nguyên nhân đệm cao su non bị lún và cách khắc phục thì bài viết này sẽ cung cấp nguồn thông tin hữu ích cho bạn.

Nội dung bài viết

Nguyên nhân khiến đệm cao su non bị lún


Đệm cao su non bị lún là một điều gì đó rất tệ vì nó sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng và bạn sẽ phải mau chóng chi tiền cho một tấm đệm khác vô cùng tốn kém. Vậy nguyên nhân nào khiến đệm bị lún lõm:

Trọng lượng cơ thể

Mỗi đêm, đệm cao su non phải chịu trọng lượng cơ thể của bạn, thích ứng với từng chuyển động để chăm sóc giấc ngủ cho bạn mỗi đêm. Tuy nhiên theo thời gian, các lớp bọt đệm bắt đầu bị chảy mềm dần và tuổi thọ hiện tại của đệm không thể nâng đỡ trọng lượng nặng như ban đầu nó vẫn làm.

Chưa kể đến đệm mỏng sẽ nhanh hỏng hơn đệm dày vì khả năng chịu lực của nó kém hơn, nhanh bị chảy xệ, lún lõm, vón cục hơn.

Xem thêm: Đệm cao su Dunlopillo Cao Cấp Giảm 25% + Quà | Dunlopillo Miền Bắc

Lưu ý: Trước khi mua đệm, bạn hãy cân nhắc tổng trọng lượng của những người ngủ trên đệm để biết nên chọn loại đệm dày bao nhiêu cm để duy trì độ bền cho đệm.

đệm cao su non bị lún

Đệm lún do tổng trọng lượng cơ thể trên đệm quá nặng

Do thiếu lớp hỗ trợ

Một chiếc đệm cao su non chất lượng thường có nhiều lớp, trong đó lớp dưới cùng là lớp hỗ trợ. Lớp này của đệm có tác dụng ngăn cho cơ thể bạn lún quá sâu vào đệm, giúp đệm giữ được hình dạng. Nếu chiếc đệm của bạn không có lớp hỗ trợ này thì sẽ nhanh bị lún hơn.

Lời khuyên: Nếu chiếc đệm cao su non của bạn không có lớp hỗ trợ hoặc lớp hỗ trợ kém thì bạn nên thêm giá đỡ vào phần đế đệm chứ không phải phần trên cùng. Nếu đệm của bạn có một hệ thống dựa vững chắc thì đệm sẽ ít bị võng, lún hơn.

Do bề mặt đặt đệm không thích hợp

Bạn cần phải biết nên sử dụng loại khung giường nào cho đệm và nên có bao nhiêu khoảng trống giữa các thanh. Khi bạn nằm, trọng lực sẽ đẩy đệm xuống, nếu khoảng cách giữa các thanh nan quá rộng có thể khiến đệm của bạn nhanh bị lũn lõm đến mức bạn không ngờ tới.

đệm cao su non bị lún 2

Nền giường đặt đệm không đảm bảo khả năng nâng đỡ đệm

Do độ ẩm cao

Độ ẩm cao kết hợp với chế độ chăm sóc đệm không đầy đủ có thể khiến đệm bị xuống cấp không phanh. Với đệm cao su non, bạn nên hạn chế tối đa đệm tiếp xúc với hơi ẩm vì nó có thể làm xẹp đệm. Một lần vệ sinh đệm sai như xịt quá nhiều nước lên đệm, phơi đệm ngoài nắng, sử dụng máy sất nhiệt độ cao… tất cả những điều đó có thể khiến bạn nhanh chóng phải rút tiền trong ví ra để mua đệm mới.

Do tuổi thọ tự nhiên của đệm

Đệm cao su non có tuổi thọ trung bình từ 6-8 năm. Nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn, con số này tùy thuộc vào loại đệm, giá thành của đệm. Đệm càng rẻ thì chất lượng sẽ kém hơn, nhanh hỏng hơn. Nếu đệm của bạn đã sử dụng được một thời gian dài và như một lẽ tự nhiên bạn cần thay đệm vì chúng bị chảy mềm, lún lõm và không đảm bảo khả năng nâng đỡ nữa.

Tác hại khi nằm đệm cao su non bị lún


Bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều vấn đề khi nằm trên một chiếc đệm có bề mặt lún. Cụ thể:

Ảnh hưởng đến cột sống

Bề mặt đệm không bằng phẳng, không đảm bảo khả năng nâng đỡ xương cột sống ở vị trí trung tính khiến cho bạn bị đau lưng, nhức mỏi, uể oải khi thức dậy. Những người có bệnh về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa… có khả năng tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

đệm cao su non bị lún 3

Đệm bị lún gây rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe

Ngủ không ngon giấc

Một chiếc đệm bị lún, không còn khả năng nâng đỡ sẽ khiến bạn khó ngủ hơn, nằm tư thế nào cũng không thoải mái. Có thể bạn sẽ hay thức dậy trong tình trạng mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo, làm việc không tập trung…

Gây mất thẩm mỹ

Những chiếc đệm xẹp lún thông thường có thể không quá mất thẩm mỹ. Nhưng nếu chiếc đệm của bạn bị trũng hẳn 1 vùng rộng và nhìn thấy được bằng mắt thường thì ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ không gian phòng ngủ. Do đó bạn cần phải hạn chế tối đa tình trạng đệm bị xẹp lún để ngăn các tác hại này có thể xảy ra.

Cách ngăn chặn đệm cao su non bị lún


Đệm cao su non có nhiều loại khác nhau, từ giá bình dân cho đến cao cấp. Dù bạn đang sở hữu chiếc đệm cao cấp được cho là có độ bền 10 năm, hay bạn đang sở hữu chiếc đệm giá rẻ khiến bạn không yên tâm về tuổi thọ của nó thì bạn cũng cần biết cách để ngăn chặn tình trạng xẹp lún đệm trong tương lai.

Xoay đệm

Xoay đệm cao su non là một trong những thủ thuật giúp đệm không bị lún nhanh. Bạn có thể xoay đệm 2-3 tháng một lần để bề mặt đệm đạt được độ lún đồng đều chứ không bị lũn lõm quá nhiều ở 1 khu vực cụ thể. Việc bạn xoay đệm sẽ giúp tạo độ hao mòn thích hợp trên toàn bộ đệm.

đệm cao su non bị lún 4

Xoay đệm giúp tăng độ tuổi thọ cho đệm

Sử dụng tấm topper cho đệm

Một tấm topper cho đệm cao su non được xem là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng lún đệm. Tấm lót đệm có thể được làm bằng cao su non, hoặc cao su thiên nhiên. Những vật liệu này phù hợp với các đường cong tự nhiên của cơ thể bạn và làm giảm các điểm áp lực. Đặc biệt, khi đệm của bạn bị võng xuống, một tấm lót đệm bằng đệm cao su có thể hữu ích trong việc khắc phục tạm thời tình trạng đệm bị xuống cấp.

Nền đệm và khung giường phải chắc chắn

Khi đệm của bạn được đặt trên một bề mặt chắc chắn thì nó cũng có thể giữ được tình trạng nguyên vẹn trong thời gian lâu nhất. Nếu không có đủ sự hỗ trợ, bạn sẽ thấy tấm đệm của mình bị hao mòn rất nhanh. Lưu ý, nền đặt đệm phải có bề mặt rắn hoặc phẳng. Khoảng cách giữa các thanh nan cách nhau không quá 7,5cm. Khoảng trống quá rộng có thể khiến đệm bị lõm giữa và tạo ra bề mặt không bằng phẳng, gây hỏng đệm.

đệm cao su non bị lún 5

Đảm bảo đệm cao su non được đặt trên nền giường chắc chắn

Các câu hỏi thường gặp

Đệm cao su non dày bao nhiêu thì lâu bị xuống cấp hơn?

Đệm càng dày thì càng tốt vì nó sẽ duy trì được khả năng nâng đỡ tốt hơn, độ bền cũng cao hơn nhưng giá thành của nó cũng sẽ tăng lên khá cao khi bạn mua những tấm đệm có kích thước lớn. Thông thường, một chiếc đệm cao su non có độ dày từ 10-15cm là đảm bảo khả năng nâng đỡ và độ bền. Dưới mức này sẽ dễ bị chảy xệ nhanh hơn.

Khi nào nên thay đệm cao su non?

Đệm cao su non có độ bền trung bình từ 6-8 năm. Loại đệm tốt có thể được 10 năm nhưng bạn nên xem xét thay thế nó sau năm thứ 7. Việc sử dụng đệm liên tục trong thời gian dài có thể làm mòn đệm, mất dần khả năng nâng đỡ theo thời gian. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy chiếc đệm mà mình nằm có bề mặt đệm không bằng phẳng, hoặc có vết lõm có thể nhìn thấy thì có thể đã đến lúc bạn nên thay đệm.

Có lên lật đệm cao su non không?

Trừ khi chiếc đệm cao su non của bạn có 2 mặt như nhau thì bạn hoàn toàn có thể lật đệm. Nhưng nếu chiếc đệm của bạn là dòng đệm cao cấp và nó được thiết kế phân tầng, mỗi tầng đảm nhiệm một chức năng nhất định thì khi đó bạn không nên lật đệm mà chỉ nên xoay đệm để đảm bảo áp lực được phân bổ đồng đều khắp bề mặt đệm.

Đệm cao su non có mềm hơn khi sử dụng không?

Đệm cao su non thường mềm hơn khi tiếp xúc với nhiệt và áp suất. Vì vậy bạn có thể sẽ thích nghi với nó sau 30 ngày sử dụng. Ban đầu nó có thể cứng hơn vì vậy khi mua đệm, bạn nên lưu ý điều này để chọn được chiếc đệm có độ mềm cứng phù hợp.

LỜI KẾT

Qua bài viết trên đây, bạn có thể thấy rõ được những nguyên nhân khiến đệm cao su non bị lún và tác hại mà một chiếc đệm lún gây ra cho sức khỏe của con người. Để chiếc đệm cao su non nhà bạn không bị lún lõm, xuống cấp quá nhanh, bạn hãy làm theo các mẹo được chia sẻ ở trên. Bên cạnh đó, đừng quên quan tâm đến lựa chọn ban đầu khi mua đệm bởi chất lượng đệm ban đầu là cơ sở để quyết định độ bền của một tấm đệm.