Gối vỏ đỗ là gì? Hướng dẫn cách làm gối vỏ đỗ cho trẻ sơ sinh tại nhà

23 Tháng Tám 2022  
5/5 - (2 bình chọn)

Gối làm từ vỏ đỗ xanh được xem là phương pháp thảo dược được các mẹ truyền tai nhau cho các bé sơ sinh nằm có tác dụng thấm hút mồ hôi hiệu quả và giúp bé không bị giật mình. Vậy gối vỏ đỗ là gì? dùng gối vỏ đỗ cho trẻ sơ sinh có tốt không? Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin trong bài viết dưới đây. 

Xem thêm:

Nội dung bài viết

1. Gối vỏ đỗ là gì? Ưu và nhược điểm của gối vỏ đỗ 


1.1 Gối vỏ đỗ là gì? 

Gối vỏ đỗ là lõi gối sử dụng vỏ đỗ, theo các mẹ truyền tai nhau thì đỗ có tính mát nên nằm gối giúp bé giảm nguy cơ nóng sốt và thâm hút mồ hôi hiệu quả. Vậy nên sử dụng gối vỏ đỗ sẽ có nhiều lợi ích hơn so với các loại gối sử dụng chất liệu thông thường khác. 

Gối vỏ đỗ là gì?
Gối vỏ đỗ là gì?

Bên cạnh đó gối được làm từ nguyên liệu thiên nhiên nên lành tính không có mùi và giúp da đầu của bé luôn được thoáng khí. Ngoài ra chất liệu này có tính đàn hồi tốt, hạn chế được tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ đồng thời giúp thần kinh được thư giãn mang đến giấc ngủ ngon và sâu nhất. 

Trên thị trường hiện nay có nhiều biến thể khác nhau của chất liệu như: đỗ xanh, đỗ đen, hay đỗ được pha lẫn với các loại thảo dược

1.2 Ưu và nhược điểm của gối vỏ đỗ 

1.2.1 Ưu điểm

Gối vỏ đỗ có nhiều ưu điểm theo quan niệm dân gian ngoài giúp bé có gối nằm ngủ ngon thì còn có tính thanh mát, thoáng khí và hạn chế hiệu quả tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ khi ngủ. 

1.2.2 Nhược điểm 

Do lõi gối được làm từ chất liệu đỗ nên sau một thời gian sử dụng trong môi trường nhiệt độ phòng sẽ có tình trạng bị ẩm mốc và sinh sôi vi khuẩn nấm mốc phát triển trong lõi gối. Tuy nhiên chỉ quan sát bằng mắt thường sẽ không thấy được tình trạng này. 

Trong khi sản xuất thì rất khó tránh khỏi tình trạng lõi gối được xử lý bằng hóa chất, đặc biệt nếu quá trình sản xuất không bảo đảm vệ sinh thì sẽ làm cho lõi gối nhanh bị mốc và là nơi trú ngụ lý tưởng của dòi bọ gậy ảnh hưởng đến hệ hô hấp và làn da của bé.

Nhược điểm của gối vỏ đỗ
Nhược điểm của gối vỏ đỗ

Vậy nên khi mua gối các mẹ nên chú ý kiểm tra cẩn thận gối để tránh gặp trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

Nhiều trường hợp các mẹ mua gối về mới kiểm tra bên trong lõi thấy nhiều bọ xuất hiện trong lõi gối gây hoang mang. Một số nhà lại chọn cách tự làm gối vỏ đỗ cho con. Cách này tránh được các hóa chất nhưng lại nếu không làm sạch cẩn thận và phơi không kỹ sẽ thu hút kiến. 

Một số loại gối còn kết hợp với các loại thảo mộc khác gây ra mùi nồng khó chịu ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bé. Đặc biệt làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên nếu sử dụng các loại thảo dược không rõ nguồn gốc sẽ gây kích ứng da và các bệnh dị ứng cho bé. 

Khi sử dụng gối cho bé, các mẹ nên thường xuyên phơi gối ở ngoài trời nắng để ruột gối luôn được khô và sạch sẽ. Lưu ý không nên giặt ruột gối vì nếu không phơi nắng kịp khô thì lõi vỏ đỗ bên trong sẽ mốc ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của trẻ. 

2. Sử dụng gối vỏ đỗ và các loại gối phổ thông thì loại nào tốt hơn?


Với những phân tích trên cho thấy gối vỏ đỗ có khá nhiều nhược điểm, chỉ nên sử dụng trong những trường hợp đặc thù. Vậy nên để an toàn cho bé sử dụng thì các mẹ nên ưu tiên sử dụng gối được làm từ chất liệu như bông, foam, cao su,….. đến từ các thương hiệu sản xuất uy tín và chất lượng. 

Nên sử dụng gối vỏ đỗ hay các loại gối phổ thông thì loại nào tốt hơn?
Nên sử dụng gối vỏ đỗ hay các loại gối phổ thông thì loại nào tốt hơn?

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bác sĩ Học viện quân y thì thói quen sử dụng các sản phẩm từ sợi bông cotton của người Việt nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm gối cho bé sơ sinh được làm từ chất liệu an toàn 100% cotton nên có ưu điểm mềm mại cho da của bé. Ngoài ra loại chất liệu cotton có ưu điểm thoáng khí, thấm hút mồ hôi hiệu quả, không gây ra tình trạng kích ứng da. 

Ngoài ra, với chất liệu gối bông nên các mẹ có thể giặt, sấy và phơi thường xuyên hoàn toàn đảm bảo vệ sinh mà không lo lắng về vi khuẩn nấm mốc xâm nhập sâu trong lõi gối. 

3. Hướng dẫn mua gối vỏ đỗ an toàn cho bé 


3.1 Chọn gối có kích thước phù hợp 

Đối với kích thước gối không nên chọn khổ gối quá rộng và nên chọn gối vừa đầu của trẻ để hạn chế hiện tượng gây ngộp thở cho bé. Lưu ý không nên chọn gối quá cao hoặc quá thấp bởi sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và quá trình tuần hoàn máu khiến bé khó ngủ. 

Độ dày của gối khoảng 1-2cm đối với bé dưới 4 tháng tuổi, độ dày từ 3-4cm đối với bé 6 tháng tuổi, 3-9cm cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Độ rộng của gối nên chọn độ rộng bằng độ rộng của vai bé. 

3.2 Kiểm tra chất lượng vỏ đỗ

Kiểm tra chất lượng vỏ đỗ trước khi mua
Kiểm tra chất lượng vỏ đỗ trước khi mua

Trước khi mua bạn nên kiểm tra chất lượng vỏ đỗ, nhìn màu sắc, đưa lên mũi ngửi xem có điều gì bất thường hay không,…. Dựa vào các tiêu chí trên kết hợp với cảm quan nếu đạt tất cả các yêu cầu bạn mới nên mua nhé.

3.3 Thương hiệu và giá thành 

Lưu ý khi chọn mua gối cho bé nên ưu tiên chọn những sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín được nhiều bà mẹ tin dùng. Các sản phẩm gối chính hãng sản xuất trên dây chuyền hiện đại đảm bảo chất lượng khiến các mẹ yên tâm trong quá trình sử dụng. 

4. Lưu ý cách sử dụng gối vỏ đỗ cho bé 


Chất liệu gối vỏ đỗ rất an toàn và tốt với trẻ sơ sinh tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bé bạn có thế lưu ý một số điểm dưới đây:

Lõi gối được làm từ nguyên liệu đỗ xanh tự nhiên nên có ưu điểm mềm mại, nhẹ và thoáng khí cho bé nằm.

Tuy nhiên khi gối bị ẩm thì vỏ đỗ lại tạo môi trường dễ sinh ra những con bọ xuất hiện trong lõi gối. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do các nhà sản xuất sử dụng hóa chất làm khô hạt hoặc cỏ để làm lõi gối.

Nếu trong quá trình sản xuất không xử lý tốt sẽ là nguyên nhân khiến gối nhanh bị mốc, trẻ dễ bị nấm, viêm da cơ địa. 

Vậy nên nhiều bà mẹ chọn cách làm gối từ vỏ đậu xanh, tuy nhiên việc tự làm giúp tránh được các hóa chất làm khô vỏ đậu nhưng các mẹ nên lưu ý đến sức khỏe của bé. Khi làm gối cho bé mẹ nên đãi sạch vỏ đỗ, lọc rửa sạch sẽ phơi khô thật kỹ để tránh trường hợp gối bị ẩm mốc. 

5. Cách vệ sinh gối vỏ đỗ đúng cách 


Vệ sinh đúng cách giúp bé có giấc ngủ ngon và an toàn về sức khỏe thì các mẹ nên vệ sinh gối thường xuyên bằng cách tháo ruột gối mang phơi khô, tiêu diệt nấm mốc.

Khi mua gối vỏ đỗ các mẹ nên phơi nắng trước khi mang vào sử dụng để ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn. Bên cạnh đó, các mẹ có thể tháo rời vỏ gối để giặt sạch, phơi nắng. 

Đặc biệt lưu ý không nên giặt ruột gối vì giặt không kỹ sẽ ảnh hưởng đến vỏ đỗ bên trong ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bạn chú ý nên phơi nắng thường xuyên 1-2 lần/tháng.

Khi vỏ gối bị bẩn mẹ có thể vệ sinh bằng cách xả gối trực tiếp dưới vòi nước chảy sau đó sử dụng bàn chải mềm chà rửa và dùng dung dịch giặt dành riêng cho bé để vệ sinh. 

Thường xuyên thay vỏ gối từ 2-3 tuần để hạn chế tình trạng ẩm mốc và kiểm tra gối thường xuyên để tránh tình trạng khiến bé ngứa ngáy, khó chịu.

Khi không sử dụng nên bảo quản gối ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. 

6. Cách làm gối vỏ đỗ đơn giản cho bé


Với vài bước đơn giản dưới đây bạn có thể làm gối vỏ đỗ đơn giản đơn giản ngay tại nhà cho bé: 

6.1 Sơ chế vỏ đậu xanh 

Việc sơ chế nguyên liệu là bước quan trọng nhất vì nếu sơ chế không kỹ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. 

Bước 1: mua đỗ xanh đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ 

Bước 2: nhặt sạch những tạp chất có trong đỗ 

Bước 3: Rửa sạch vỏ đỗ để loại bỏ bụi bẩn, rửa nhiều lần với nước

Bước 4: mang đỗ đi phơi khô.

6.2 May vỏ gối

Tùy thuộc vào từng độ tuổi để may vỏ gối với các kích thước khác nhau. Dưới đây là bảng kích thước ruột gối các mẹ có thể tham khảo:

Độ tuổi

Kích thước phù hợp

Dưới 18 tháng tuổi

25x35cm

Từ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi

30x40cm

Từ 3-5 tuổi

35x50cm

Từ 5-10 tuổi

40x55cm

Bên cạnh đó mẹ nên chọn chất liệu may vỏ gối cho bé nên chọn chất liệu vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi hiệu quả như: cotton, Tencel, Modal… hoặc những loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên. Bên cạnh đó mẹ có thể tăng kích thước vỏ gối lên vài cm để tránh tình trạng thiếu hụt hoặc khiến gối bí hơi. 

Mẹ nên may 3-4 cái vỏ gối để có vỏ thay khi bị bẩn và vệ sinh định kỳ bởi trẻ sơ sinh hay có tình trạng trớ, ọc sữa thường xuyên nên cần nhiều vỏ gối để giữ vệ sinh.

6.3 Nhồi gối vỏ đậu xanh 

Đây là bước cuối cùng để hoàn thành gối vỏ đỗ cho bé, đây cũng là công đoạn tỉ mỉ và cần sự khéo léo nhất. Đặc biệt nếu không biết cách nhồi vỏ đậy sẽ khiến cho gối mất thẩm mỹ và không còn cân đối. 

Để tăng cường sự đàn hồi cho gối nên trộn thêm bông và vỏ đỗ theo tỉ lệ 1:1, nên lưu ý nhồi gối có độ cao phù hợp với tuổi của bé. Với trẻ sơ sinh nên để gối cao 2cm còn các bé từ 1-3 tuổi để gối cao khoảng 3cm

Tóm lại, để đảm bảo cho sức khỏe của bé nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu vỏ đỗ phải đảm bảo lọc rửa sạch sẽ và phơi để tránh trường hợp ẩm mốc. 

Mong rằng với những thông tin hữu ích trên đây từ Đệm Dunlopillo giúp các mẹ hiểu rõ về gối vỏ đỗ cũng như ưu và nhược điểm để quyết định có nên cho bé dùng hay không. 

Nếu sử dụng thì bạn cũng cần lưu ý nên kiểm tra gối thường xuyên tránh các trường hợp ẩm mốc, vi khuẩn, côn trùng phát triển nhé…