Não bộ làm gì khi ngủ – Có thể bạn chưa biết
(1115 Lượt xem)Các chuyên gia sức khỏe đều khẳng định rằng, giấc ngủ quan trọng đối với sự phát triển của não bộ. Thậm chí, có nghiên cứu đã chỉ ra rằng người thông minh là người dành 1/3 thời gian trong ngày cho việc ngủ.
Vậy não bộ làm gì khi ngủ mà có thể khiến chúng ta tinh thần minh mẫn, khỏe mạnh và luôn trong trạng thái tốt nếu ngủ đủ, ngủ sâu? Câu trả lời có ngay dưới đây, mời các bạn tìm hiểu.
Nội dung bài viết
Não bộ làm gì khi ngủ?
Thực tế đã chứng minh rằng nếu chúng ta ngủ đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, cơ thể sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn, mọi hoạt động diễn ra thuận lợi suôn sẻ hơn. Vậy não bộ làm gì khi ngủ để tạo ra “thành quả” cho chúng ta như vậy?
Củng cố trí nhớ
Cảm xúc, hành động, sự việc trải qua đều là những yếu tố cần có để tạo thành một ký ức. Tuy nhiên, để duy trì được ký ức đó lâu dài, cơ thể và bộ não của bạn phải được nghỉ ngơi đầy đủ.
Trong ngủ chúng ta ngủ, não bộ bắt đầu quá trình kết nối các yếu tố tạo ký ức rồi liên kết và hợp nhất mạng lưới ký ức của bạn. Ngủ đủ giấc đồng nghĩa với việc bạn dành đủ thời gian cho não bộ thực hiện việc củng cố trí nhớ dài hạn này.
Vì thế, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu bạn quên mất một vài chi tiết nhỏ nhặt như để ví, chìa khóa xe…ở đâu, hay hôm qua đã trải qua những sự kiện gì đáng chú ý. Nguyên nhân chủ yếu là do bạn đã không ngủ đủ giấc, não bộ không kịp hoàn thành “sứ mệnh” liên kết thống nhất mạng lưới ký ức.
Xem thêm: Hãy Từ Bỏ Thói Quen Trùm Chăn Kín Đầu Khi Ngủ Vì 5 Tác Hại Này
Thực hiện chức năng “giải độc”
Khi ngủ sâu, não bộ sẽ trải qua quá trình đặc biệt, giữ vai trò là “người đứng đầu” chỉ đạo các cơ quan thích hợp trục xuất những độc tố tích tụ trong cơ thể. Có thể khẳng định rằng, não bộ khi ngủ thực hiện rất tốt chức năng đào thải những chất độc hại gây bệnh, đặc biệt là bệnh thoái hóa thần kinh Alzheimer.
Hệ thống giải độc này của não bộ giúp tiêu hủy protein thừa, ngăn chặn nguy cơ tăng màng não – nguyên nhân chính gây bệnh Alzheimer, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh và được tỉnh táo trong suốt 1 ngày làm việc, học tập.
“Học” và “Ghi nhớ” các hành động
Khi chúng ta ngủ, những kiến thức liên quan đến vận động sẽ được não bộ tiến hành chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, đảm bảo ghi nhớ những gì mới được học.
Trong thời gian rơi vào trạng thái ngủ sâu, chúng ta sẽ có ít nhất 1 lần trải qua giai đoạn REM – chuyển động mắt nhanh. Đây là giai đoạn mà não bộ sẽ sàng lọc thông tin trong bộ nhớ tạm, loại bỏ dữ liệu không quan trọng đồng thời lưu trữ những kiến thức cần nhớ lâu hơn.
Thúc đẩy khả năng sáng tạo
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng khi con người đi ngủ và rơi vào trạng thái vô thức, não bộ sẽ tiến hành tạo ra các liên kết vô hình, thúc đẩy sáng tạo ra những ý tưởng mới.
Nhóm nghiên cứu ở đại học California tại Berkeley (Hoa Kỳ) đã chỉ ra con người nếu ngủ đủ giấc, giấc ngủ sâu sau khi tỉnh dậy sẽ thấy sảng khoái, tinh thần tốt và dễ nghĩ ra những ý tưởng mới cho dự định, kế hoạch của mình.
Nếu thiếu ngủ, não bộ của chúng ta sẽ bị hạn chế chức năng kết nối, dẫn tới hiện tượng mất trí nhớ tạm thời, trí nhớ kém cũng như suy giảm khả năng sáng tạo.
Xử lý thông tin, đưa ra quyết định
Về vấn đề não bộ làm gì khi ngủ, tạp chí Current Biology từng đăng tải một nghiên cứu về khả năng đưa ra quyết định của não bộ trong tình trạng vô thức. Theo đó, não hoạt động liên tục trong suốt thời gian chúng ta nằm ngủ. Cơ quan này xử lý thông tin đã được thu nạp trước đó và đưa ra quyết định tốt nhất.
Như thế, có thể hiểu rằng khi chúng ta ngủ có khoa học, chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra được lựa chọn, quyết định sáng suốt, phù hợp. Ngược lại, nếu bị thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, bản thân không đủ minh mẫn và có thể sẽ có những quyết định vội vàng, sai lầm vì thông tin không được xử lý liền mạch, bị đứt đoạn
Thiếu ngủ có hại như thế nào với não bộ?
Những “công việc” mà não bộ triển khai khi chúng ta ngủ chỉ thật sự có hiệu quả khi giấc ngủ sâu, xuyên suốt và đủ thời gian tối thiểu. Vậy nếu thiếu ngủ, não còn hoạt động tốt không, có tác hại gì không?
Tác hại của việc thiếu ngủ lên não bộ
Hầu hết chúng ta đều có nhiều lần vì căng thẳng công việc, stress áp lực và mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài. Nếu tình trạng này không được cải thiện và khắc phục sớm, não sẽ không thể hoàn thành tốt các chức năng của mình, hoạt động bị gián đoạn, trì trệ, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thiếu ngủ khiến não không đủ thời gian tối thiểu để hình thành ý ức, kết nối và xử lý thông tin. Từ đó, con người thường xuyên gặp phải tình trạng hay quên, suy nghĩ không thông và trí nhớ đứt đoạn.
Chức năng phán đoán, đưa ra quyết định của não bộ cũng bị ảnh hưởng khi chúng ta thiếu ngủ. Với những người phải thường xuyên lái xe, điều này rất nguy hiểm, tăng nguy cơ bị tai nạn làm thiệt hại bản thân và cả những người xung quanh.
Vậy làm thế nào để ngủ đủ giấc tăng “sức đề kháng” cho não bộ? Demdunlopillo.com.vn khuyên bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt, đi ngủ sớm, hạn chế dùng các chất kích thích gây khó ngủ.
Đặc biệt, hãy đầu tư 1 tấm đệm chất lượng để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp cơ thể không bị đau nhức mỏi mệt. Đệm tốt giúp bạn ngủ ngon, không bị đau đầu, từ đó não sẽ hoạt động suôn sẻ hơn, giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.
Kết luận
Hi vọng với bài viết này, các bạn được bổ sung kiến thức về cơ thể, biết não bộ làm gì khi ngủ và cần làm gì để bảo vệ não bộ. Đừng ngại đầu tư cho giấc ngủ của bản thân. Chúng tôi tin rằng sức khỏe và sự thành công trong cuộc sống của bạn được tạo ra từ một bộ não khỏe mạnh, hoạt động tốt.