Vải modal là gì? Những thông tin hữu ích về vải modal bạn cần biết

10 Tháng Hai 2022  
Rate this post

Vải Modal là gì? Tại sao Modal được cả nhà thiết kế, đơn vị sản xuất chăn ga gối đệm ưa chuộng? – Là những thắc mắc của đại đa số người tiêu dùng hiện nay. Do đó, để sớm tìm được lời giải đáp chuẩn xác liên quan đến chất liệu vải modal thì tuyệt đối không được bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây.

Nội dung bài viết

Vải modal là gì?


Vải Modal là gì? Thực chất, đây là một loại tơ nhân tạo được tái chế từ gỗ cây sồi lâu năm, sinh sống ở vùng Bắc hoặc Trung Âu.

Vải modal là gì

Được biết, sồi thuộc họ thân gỗ, có khả năng kháng sâu bọ cực tốt nên ít khi phải chăm sóc, sử dụng phân bón hay thuốc trừ sâu nên cực an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, sợi modal không hẳn là loại vải có nguồn gốc thiên nhiên 100%. Bởi, trong quá trình sản xuất các đơn vị đã cho thêm một số chất liệu khác để khắc phục nhược điểm của loại vải này.

Được biết, model có cấu tạo chính là  cellulose của cây sồi – một chất không mùi, không vị và là thành phần chính tạo nên tế bào thực vật nên có đặc tính mịn, co giãn, hút ẩm cao và có khả năng đàn hồi tốt. Hơn thế nữa, vải model còn có đặc điểm nổi bật là khả năng kháng khuẩn cao nên được người dùng ưa chuộng.

Lịch sử ra đời của vải modal như thế nào?


Vào thập niên ba mươi của thế kỷ 20, tại các quốc gia Bắc, Trung Âu phát hiện nhiều cánh rừng sồi lớn. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và cho rằng đây là nguyên liệu mới có thể tận dụng để đẩy mạnh việc sản xuất vải. Cũng nhờ vậy mà cây sồi bắt đầu được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất.

Trải qua khoảng 30 năm sau đó, vải sợi modal chính thức trở thành nguyên liệu phổ biến trong đời sống con người. Mặc dù, ở thời điểm này người ta vẫn chưa khai thác và tận dụng hết những tính năng nổi bật của vải sợi modal.

Quá trình sản xuất vải modal là gì?


Để hoàn thiện những tấm vải modal những người thợ dệt cần tiến hành đủ các thao tác, quy trình chuẩn dưới đây.

Vải modal là gì 2

Bước 1: Lựa chọn và thu hoạch những cây sồi có chất lượng tốt nhất, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn. Sau đó, đem sồi đi xử lý để phân tách chất Cellulose cho đến khi thu được hợp chất có màu vàng và sánh quyện như mật ong.

Bước 2: Sử dụng nhiệt làm phá vỡ cấu trúc xenluloza để loại bỏ các tạp chất. Đồng thời chuyển Cellulose từ thể lỏng sang dạng bùn.

Bước 3: Sử dụng hỗn hợp bùn thu được và cho vào những khuôn nhỏ và chuẩn bị cho quá trình dệt sợi.

Bước 4: Hoàn thiện quá trình dệt và tiến hành tẩy trắng. Sau đó, sẽ thu được thành phẩm là các sợi Modal.

Bước 5: Là bước cuối cùng trong quá trình tạo vải modal, bạn chỉ cần làm sạch và dệt các sợi thu được thành các tấm vải.

Vải modal có những ưu điểm, nhược điểm gì?


Hiện nay, vải modal được rất nhiều người biết đến nhờ đáp ứng được mong muốn của nhiều khách hàng, cụ thể phải kể đến các tính năng nổi trội của modal như:

Vải modal là gì 3

Ưu điểm vải modal

Không bị biến dạng, chống co rút: Với nguyên liệu chính là Cellulose, một hợp chất có khả năng liên kết hóa học lớn, vải modal ít khi bị co, dãn khi sử dụng trong thời gian dày. Nhờ đó, các trang phục được làm từ loại vải này cũng giữ được form dáng tối đa, giúp tôn dáng vóc người mặc.

Độ bền vải modal cao: Không chỉ sở hữu vẻ ngoài dày dặn, vải modal còn được đánh giá cao về độ bền. Thậm chí, khi tiếp xúc với nền nhiệt cao, vải modal vẫn giữ được chất lượng ban đầu nên được người dùng yêu thích, sử dụng khá nhiều hiện nay.

Vải modal có khả năng thấm hút tuyệt vời: Ngoài ưu điểm về độ bề thì modal còn là chất liệu vải thấm hút nhanh, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người mặc. Thậm chí, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, modal có khả năng thấm hút tốt hơn vải cotton đến gần 30%.

An toàn làn da, thân thiện môi trường; Với nguồn gốc là chất liệu gỗ sồi, vải modal khá an toàn với người dùng, đảm bảo để lại tác động xấu cho môi trường, hệ sinh thái.

Vải modal dễ nhuộm: Đây là loại vải dễ lên màu và có thể kết hợp được nhiều màu sắc, tạo nên những mảnh vải rực rỡ, được nhiều người dùng quan tâm.

Hạn chế của vải modal

Giá thành vải modal cao: Vì là dòng vải có nguyên liệu chính là gỗ lâu năm cộng thêm quy trình sản xuất phức tạp, áp dụng công nghệ cao nên vải modal được bán với mức giá khá cao.

Hạn chế về số lượng: Điều này cũng khá dễ hiểu, bởi nguyên liệu gỗ sồi hiện nay khá hiếm và không phải muốn bao nhiêu đều đáp ứng đủ. Đồng thời, điều này cũng nằm mục đích, giảm thiểu khả năng khai thác gỗ quá mức, gây ảnh hưởng đến thiên nhiên.

Khi sử dụng có thể tạo cảm giác khó chịu: Mặc dù nguồn gốc thiên nhiên nhưng đặc tính của vải modal lại khá dày nên đôi khi có thể khiến người dùng không được thoải mái.

Ứng dụng của vải modal trong cuộc sống 


Chất liệu vải modal được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến 3 mặt hàng như:

Thời trang: Nhờ khả năng co giãn cộng với hút ẩm cao nên vải modal được dùng để sản xuất quần áo trẻ em, độ ngủ, áo phông, đồ lót và một số áo khoác, váy đầm khác,…Vừa mang đến vẻ đẹp cuốn hút lại đảm bảo được cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Vải modal là gì 5

Tất – vớ: Với đặc điểm mịn, thoáng chất liệu modal còn được dùng để sản xuất các đôi tất, đảm bảo cảm giác thoáng mái, dễ chịu nhất.

Chăn ga gối đệm: Vải modal ngày nay xuất hiện nhiều ở những bộ sản phẩm chăm sóc giấc ngủ, mang đến cho người nằm những trải nghiệm tuyệt vời. Hơn nữa, với những ưu điểm như thấm hút nhanh, độ bền vải, co giãn tốt,… các bộ chăn ga gối đệm sử dụng chất liệu modal được đánh giá phù hợp với khí hậu 4 mùa của Việt Nam.

Vải modal và cách bảo quản, vệ sinh hợp lý nhất


Để duy trì độ bền cũng như tính thẩm mỹ của các sản phẩm làm từ chất liệu vải modal người dùng cần lưu ý các vệ sinh, bảo quản dưới đây.

* Cách vệ sinh vải modal

  • Khi giặt sản phẩm làm từ vải modal không nên sử dụng nước có nhiệt độ trên 40 độ, nên dùng nước lạnh và vò nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến cấu trúc vải.
  • Hạn chế giặt khô và ngâm nước khi giặt vải modal, vì điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của sản phẩm.
  • Tránh sử dụng chất tẩy hóa học để làm sạch vải modal.
  • Khuyến khích giặt sản phẩm modal bằng tay, nếu sử dụng máy giặt hãy lựa chọn chế độ nhẹ nhàng nhất.
  • Không nên áp dụng phương pháp sấy để làm khô sản phẩm có chất liệu modal. Tốt nhất bạn nên chọn lựa phương pháp phơi khô tự nhiên ở những khu vực, trí thoáng mát.

*Cách bảo quản vải modal

Quá trình bảo quản sản phẩm modal cũng rất quan trọng, quyết định không nhỏ đến tuổi thọ của sản phẩm. Vậy nên hãy:

  • Treo sản phẩm thẳng đứng
  • Để sản phẩm trong tủ hoặc những vùng thoáng mát, tránh ẩm ướt.
  • Hạn chế đối đa vải modal tiếp xúc với ánh sáng mạnh.

Bài viết là tất tần tật những thông tin liên quan đến chất liệu vải modal. Hy vọng, những chia sẻ ở trên không chỉ giúp bạn đọc nắm được vải modal là gì mà còn hiểu sâu hơn các tính năng, ưu điểm, ứng dụng của chất liệu vải phổ biến này.