Trẻ bị mồ hôi trộm phải làm sao? Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

28 Tháng Sáu 2021  
Rate this post

Trẻ bị mồ hôi trộm là tình trạng không hiếm gặp ở những gia đình có con nhỏ khiến nhiều bố mẹ lo lắng, đặc biệt là vào ban đêm khi bé ngủ. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không, vì sao bé lại dễ đổ mồ hôi trộm như vậy?

Các chuyên gia nhi khoa đã có chia sẻ về chứng mồ hôi trộm ở trẻ cũng như đưa ra nhiều lời khuyên chữa trị hiệu quả. Mời các bạn theo dõi.

Nội dung bài viết

Phân loại mồ hôi trộm ở trẻ


Đổ mồ hôi trộm là tình trạng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi làm ướt quần áo, chăn ga đệm. Hiện tượng này nhiều người mắc phải nhưng nhiều nhất là ở trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ thường xuyên ra mồ hôi trộm sẽ bị suy giảm sức khỏe. Vì vậy, các bố các mẹ luôn đặt con mình trong tầm theo dõi khi ngủ để phát hiện kịp thời và có giải pháp khắc phục hiệu quả. Theo các bác sĩ chuyên môn, trẻ bị mồ hôi trộm có 2 loại:

trẻ bị mồ hôi trộm
trẻ bị mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm sinh lý

Quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh và mạnh hơn so với người lớn nên dễ dẫn tới tình trạng đổ mồ hôi trộm. Lúc này, hiện tượng đổ mồ hôi thường xuyên đơn giản chỉ để cơ thể bé được tỏa nhiệt, không gây hại đến sức khỏe.

Đổ mồ hôi trộm bệnh lý

Tình trạng ra mồ hôi trộm cũng có thể xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, thiếu vitamin D. Với trường hợp này, bé thậm chí vẫn ra mồ hôi nhiều ngay cả khi bầu không khí mát mẻ, không có sự oi nóng, đặc biệt, bé thường đổ mồ hôi trộm khi bú mẹ hoặc khi ngủ.

Nguyên nhân bé bị mồ hôi trộm

Khi trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm và tình trạng này ngày càng tăng nặng dù đã tìm cách cải thiện không gian sống thì các bạn nên cân nhắc đến những nguyên nhân quan trọng dưới đây:

Xem thêm: 12 Cách Dễ Ngủ Vào Ban Đêm Giúp Bạn Tái Tạo Năng Lượng Nhanh

Trẻ thiếu vitamin D

Trẻ nhỏ từ giai đoạn sơ sinh cho tới 4 tuổi là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh. Nếu thiếu hụt canxi và vitamin D thì chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng này. Một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa, sinh non, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cũng ra mồ hôi trộm tương tự.

Bé mắc chứng tăng tiết mồ hôi

Nhiều người lầm tưởng rằng tăng tiết mồ hôi chỉ có ở người lớn. Trên thực tế, chứng này cũng có thể xảy ra với trẻ nhỏ. Các bé dù sinh hoạt, ăn, chơi, ngủ trong phòng mát mẻ, thông thoáng thì vẫn cơ thể vẫn tiết nhiều mồ hôi, đặc biệt ở vùng lưng, bàn tay và bàn chân.

Mắc bệnh tim bẩm sinh khiến trẻ bị mồ hôi trộm

Những em nhỏ bị mắc bệnh tim bẩm sinh đều dễ bị mồ hôi trộm không chỉ lúc ngủ mà còn diễn ra ngay cả khi trẻ có các hoạt động sinh hoạt khác.

Trẻ mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Nhiều bé sinh non dễ gặp phải chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Hiện tượng này thường diễn ra trong 20s, biểu hiện rõ rệt nhất là da bé tái nhợt, thở khò khè và cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.

Chăn, đệm quá nóng khiến trẻ bị mồ hôi trộm

Một nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ đổ mồ hôi trộm mà ít ai nghĩ đến là do đệm, chăn ga ủ nhiệt quá lâu. Nhiều loại ga, đệm và chăn không có tính năng thoát nhiệt, mặc dù giữ ấm vào mùa đông nhưng vào ngày nắng nóng thì không thể tránh khỏi tình trạng trẻ ra mồ hôi quá nhiều ở gáy, lưng và trán.

* Bé bị đổ mồ hôi trộm có nguy hiểm không?

Đổ mồ hôi trộm khiến trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không sâu giấc, giật mình tỉnh giấc liên tục. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ rất hại đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là hội chứng đột tử SIDS. Hội chứng này xảy ra khi trẻ đổ mồ hôi trộm quá nhiều, phòng quá bí nóng và bé bị ngừng thở.

Cách chữa cho trẻ bị mồ hôi trộm hiệu quả


Trẻ bị đổ mồ hôi nhiều thường rất khó chịu, quấy khóc dì cơ thể mặc đồ mỏng, phòng mát lạnh. Thậm chí, mồ hôi có thể bị thấm ngược lại gây viêm phế quản. Vậy làm thế nào để chữa tình trạng này cho bé?

Bổ sung vitamin D cho trẻ

Bổ sung vitamin D cho trẻ
Bổ sung vitamin D cho trẻ

Các bố các mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng cho bé vào buổi sáng (từ 6h – 9h mùa hè và từ 9h đến 10h mùa đông). Tuy nhiên các bạn cần lưu ý che mắt cho trẻ tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Đổi chăn đệm có khả năng làm mát cơ thể cho bé

Đổi cho bé các loại đệm, chăn ga gối thấm hút mồ hôi và thoát nhiệt tốt ngay khi phát hiện trẻ bị mồ hôi trộm giúp con bạn cải thiện kịp thời và loại bỏ sớm tình trạng này.

Trên thị trường có khá nhiều sản phẩm được ưa chuộng vì sở hữu tốt các tính năng về điều hòa thân nhiệt như đệm cao su Dunlopillo, gối Dunlopillo, chăn hè Dlavish. Các bạn có thể chọn các địa chỉ uy tín như Đệm Xinh hoặc Demdunlopillo.com.vn để đặt mua sản phẩm.

Quan tâm chế độ dinh dưỡng

Song song với các phương pháp cải thiện tức thì, bạn có thể giúp trẻ tránh bị mồ hôi trộm về lâu dài bằng các chú trọng vào chế độ dinh dưỡng của bé. Hãy cho con ăn nhiều loại rau củ tính mát như cải ngọt, bí đao, rau má, cam…và tránh thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ dễ gây nóng, nổi mụn và đổ mồ hôi trộm.

Thăm khám bác sĩ chuyên môn

Nếu bạn nghi ngờ rằng trẻ đang có những bệnh lý nguy hiểm nên ra mồ hôi thường xuyên, hãy cho con đi khám để có kết luận nguyên nhân chính xác nhất và nghe bác sĩ tư vấn giải pháp điều trị khoa học, hiệu quả.

Làm sạch không gian phòng ngủ

Không chỉ đổi chăn ga đệm, hãy đổi cả không gian phòng ngủ. Một căn phòng thoáng đãng, không khí trong sạch sẽ mang lại cho bé giấc ngủ dễ chịu và khô ráo hơn, hạn chế tiết mồ hôi khi ngủ.

Tham khảo: Phòng Ngủ Bị Hầm Nóng – Đừng Bỏ Lỡ 10 Cách Xử Lý Hữu Hiệu Này

Kết luận


Trẻ bị mồ hôi trộm sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn phát hiện và xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc liên quan và giúp bé nhà bạn sớm có thể trạng khỏe mạnh, ngủ ngon giấc mỗi ngày.