Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi thế nào theo thời gian?
(1016 Lượt xem)Các bố các mẹ thường rất quan tâm đến thời lượng mà bé nhỏ của mình ngủ mỗi ngày, đặc biệt là trong 1 năm đầu đời. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi giấc ngủ của trẻ sơ sinh được các bác sĩ chuyên khoa nhận định có sự thay đổi theo thời gian. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này và học cách đảm bảo giấc ngủ tốt nhất cho cơn. Mời các bạn theo dõi.
Nội dung bài viết
1. Giấc ngủ có vai trò như thế nào với trẻ sơ sinh?
Giấc ngủ có tầm quan trọng đặc biệt với sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn đầu đời. Bố mẹ nên có am hiểu về giấc ngủ trẻ sơ sinh để chăm sóc con đúng cách.
Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ sơ sinh
Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu có chu kỳ ngủ rất ngắn, mỗi phiên ngủ chỉ kéo dài từ 20 đến 50 phút và đây là giấc ngủ động, không sâu (REM).
Do thời lượng ngủ mỗi phiên quá ngắn nên trẻ dễ bị đánh thức dù chỉ có tiếng động nhỏ. Trong thời gian này, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bé hoạt động tăng cường độ như tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn, não chuyển hóa nhanh hơn.
Vai trò của giấc ngủ với trẻ
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển trí não và tinh thần bé. Khi trẻ ngủ, các tế bào não phát triển nhanh hơn hẳn so với lúc thức giấc. Nếu bị đánh thức đột ngột, quá trình phát triển có nguy cơ bị gián đoạn và não bộ dễ rơi vào nhầm lẫn khi sản sinh tế bào mới.
Xem thêm: Ngủ Đủ Giấc Có Lợi Gì? Bạn Sẽ Từ Bỏ Thói Quen Ngủ Ít Nếu Biết Lí Do
Khi trẻ sơ sinh ngủ, cơ thể trải qua quá trình sản xuất các hormone tăng trưởng có lợi cho hệ cơ và xương.
Nếu để trẻ thiếu ngủ hoặc giấc ngủ quá nông, bé sẽ thường xuyên quấy khóc, khó chịu. Tình trạng này kéo dài còn dẫn tới hệ lụy không tốt về sau, đặc biệt ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của trẻ khi trưởng thành.
2. Sự thay đổi về giấc ngủ của trẻ sơ sinh theo “timeline”
Nhiều bố mẹ không biết rằng đứa bé của mình trong 1 năm đầu đời trải qua sự thay đổi về giấc ngủ đến 3 lần. Ở mỗi giai đoạn, thời lượng ngủ của bé sẽ khác nhau.
Trẻ 1 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhất đến 20 giờ mỗi ngày. Bé có thể ngủ ở bất kỳ thời điểm nào, mỗi giấc kéo dài từ 30p đến 4 giờ đồng hồ. Thời lượng ngủ trung bình là 17 giờ/ngày.
Trẻ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi
Sang tháng thứ 3, giấc ngủ của trẻ sơ sinh bắt đầu có sự thay đổi. Trẻ bắt đầu ngủ lâu hơn, và ngủ theo nhu cầu. Thời lượng ngủ trung bình trong giai đoạn này từ 14 đến 16 giờ/ngày. Ban ngày trẻ có thể ngủ tối đa 6 giờ, ban đêm ngủ tối đa 10 giờ.
Trẻ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi
Qua 6 tháng tuổi, giấc ngủ trẻ sơ sinh có sự thay đổi rõ rệt, và đa phần các trẻ đều chỉ ngủ theo nhu cầu. Nhịp sinh học của trẻ bắt đầu được hình thành giống với giấc ngủ của người lớn. Thời lượng ngủ trung bình khoảng 14 giờ/ngày, chia thành 2 hoặc 3 phiên.
Xem thêm: Buổi Tối Nên Ngủ Lúc Mấy Giờ Là Hợp Lý Và Có Lợi Cho Sức Khỏe?
3. Giấc ngủ trẻ sơ sinh cần được đảm bảo đúng cách
Để hoạt động ngủ phát huy hiệu quả vai trò trong sự phát triển của trẻ nhỏ, gia đình cần đảm bảo giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chăm sóc đúng cách và lành mạnh. Cụ thể:
Đảm bảo môi trường ngủ lành mạnh
Không gian ngủ của trẻ phải thông thoáng và an toàn, hạn chế tối đa những đồ vật, phụ kiện có khả năng cản trở đến hoạt động hô hấp của bé như gối ôm to, thú bông, chăn quá dày và nặng…
Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng hạn chế để trẻ ngủ ngon và sâu giấc. Trong lúc ru trẻ và trẻ bắt đầu vào giấc ngủ, bạn có thể bật giai điệu nhẹ nhàng, âm lượng nhỏ để dễ ru con hơn.
Tập cho trẻ sơ sinh phân biệt ngày và đêm bằng cách tăng giảm ánh sáng trong phòng, tạo cho trẻ nhịp sinh học đúng và đều đặn.
Đảm bảo giấc ngủ của trẻ sơ sinh luôn khô thoáng
Các em bé dễ bị đổ mồ hôi và cảm lạnh nếu mặc quá nhiều quần áo hoặc bị quấn khăn ủ ấm quá dày. Vì thế bố mẹ nên mặc đồ mỏng và đắp chăn mỏng cho trẻ, duy trì nhiệt độ trong phòng ngủ ở mức đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè để trẻ ngủ giấc sâu.
Trẻ sơ sinh cũng dễ bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ. Để tránh vấn đề này, bố mẹ nên đầu tư các loại đệm tốt có khả năng thấm hút, thoát nhiệt và làm mát tự nhiên như đệm cao su Dunlopillo, hoặc dùng chiếu điều hòa gel lạnh Dlavish để đảm bảo giấc ngủ sâu, khô thoáng cho trẻ.
Khi mua đệm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cũng nên lưu ý về độ êm và khả năng hấp thụ chuyển động của đệm để trẻ duy trì giấc ngủ sâu dù bố mẹ nằm bên có thay đổi tư thế.
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi ngủ
Nơi ngủ của trẻ sơ sinh như nôi, cũi, giường hoặc đệm cần được đặt gần với giường ngủ của bố mẹ để thuận tiện chăm sóc.
Nếu trẻ nằm nôi hoặc võng thì tuyệt đối tránh việc đung đưa trẻ lúc bé ngủ vì sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ.
Các mẹ không nên cho trẻ tiếp tục bú nếu thấy con đã ngủ vì lúc này bé dễ bị sặc sữa, hệ tiêu hóa còn yếu của bé cũng sẽ bị liên lụy.
Kết luận
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có tầm quan trọng góp phần quyết định thể trạng và tinh thần của bé trong những năm phát triển tiếp theo. Vì vậy các bố các mẹ đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.